(Baothanhhoa.vn) - Là lực lượng đông đảo, với trên 236.000 người hoạt động trong các ngành, lĩnh vực, các thành phần kinh tế của tỉnh, đội ngũ trí thức Thanh Hóa ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của tỉnh. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đội ngũ trí thức đã phát huy tinh thần sáng tạo, tích cực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trí thức Thanh Hóa hiến kế vì sự phát triển

Là lực lượng đông đảo, với trên 236.000 người hoạt động trong các ngành, lĩnh vực, các thành phần kinh tế của tỉnh, đội ngũ trí thức Thanh Hóa ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của tỉnh. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đội ngũ trí thức đã phát huy tinh thần sáng tạo, tích cực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trí thức Thanh Hóa hiến kế vì sự phát triểnPGS TS Đoàn Văn Trường (thứ hai từ trái sang) công tác tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp cho nền tri thức tỉnh nhà.

Tại hội nghị tiếp xúc, gặp gỡ, tham vấn và đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã khẳng định: Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc", cho nên rất coi trọng và đề cao lớp người có học vấn, lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, trí thức đang thực sự trở thành bộ phận ưu tú nhất, “tinh hoa” của nguồn nhân lực, đó là những người tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống; có lý tưởng cao đẹp vì dân tộc, đạo đức trong sáng vì con người; có tầm nhìn chiến lược và năng lực hành động xuất sắc, luôn gương mẫu tiên phong và liên tục được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với khát vọng xây dựng và phát triển đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, trong thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã luôn cầu thị, lắng nghe những ý kiến tham gia đóng góp, hiến kế vào sự phát triển của tỉnh, nhất là những định hướng lớn phục vụ xây dựng đề án phát triển nhanh, đa dạng các loại hình, các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn; xây dựng trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại Khu Kinh tế Nghi Sơn; những chủ trương, định hướng lớn để xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển liên kết vùng trong việc thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển các ngành kinh tế vùng Bắc Trung bộ, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc.

Để có những ý kiến đóng góp, hiến kế đối với sự phát triển của tỉnh, đội ngũ trí thức Thanh Hóa bằng trình độ, chuyên môn và những luận cứ khoa học đã tập trung phân tích làm rõ những vấn đề mang tính thực tiễn, từ đó đề xuất, kiến nghị với Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghiên cứu trong lãnh đạo, chỉ đạo để đạt hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh. Đội ngũ trí thức đã có những đóng góp vào nhiều lĩnh vực có tính phản biện để lãnh đạo tỉnh có cái nhìn đa chiều, từ đó nghiên cứu đưa ra những quyết định trong việc lãnh đạo, chỉ đạo nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Đội ngũ trí thức cũng đã đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vùng và liên vùng; đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tập trung mọi nguồn lực và cơ chế, chính sách hấp dẫn để thu hút được các nhà đầu tư; xây dựng trung tâm logistics cấp vùng, hạng I tại Khu Kinh tế Nghi Sơn...

Có thể nói, đội ngũ trí thức Thanh Hóa bằng công sức, trí tuệ đã tham gia ý kiến, đề xuất về những vấn đề chung, những vấn đề mang tính đặc thù về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đội ngũ trí thức đã tham gia tư vấn phản biện và giám định xã hội, trong 10 năm trở lại đây, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) Thanh Hóa đã thực hiện gần 400 nhiệm vụ KH&CN góp phần giải quyết nhiều yêu cầu bức thiết của xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều đề tài, dự án có giá trị, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao năng lực cộng đồng, xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giúp cấp ủy, chính quyền các cấp xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về KH&CN, giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ trí thức và một số lĩnh vực kinh tế - xã hội khác.

Trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, đội ngũ trí thức trong tỉnh đã chọn lọc, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện của tỉnh; đưa kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất. Kết quả đóng góp của đội ngũ trí thức trong nhiều năm qua đã làm thay đổi căn bản nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh từ sản xuất quy mô nhỏ, năng suất, hiệu quả thấp sang sản xuất hàng hóa, phát triển toàn diện với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn rõ rệt. Cụ thể như đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao, theo chuỗi giá trị; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 3%/năm; cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới được đẩy mạnh; chăn nuôi chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao; đã hình thành được vùng nuôi trồng thủy sản cơ bản vững chắc; nâng cao năng lực khai thác, đánh bắt xa bờ; đảm bảo các dịch vụ hậu cần. Những tiến bộ về tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản đã làm thay đổi căn bản về chất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống Nhân dân, góp phần cùng với các lĩnh vực khác tạo đà quan trọng để nền kinh tế của tỉnh chuyển hướng CNH, HĐH.

Trong lĩnh vực công nghiệp, trí thức KH&CN Thanh Hóa đã đề xuất nhiều phương án chuyển đổi mô hình quản lý, dự án đầu tư phát triển công nghiệp - xây dựng; đưa vào áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH. Nhờ những đóng góp trên mà sản xuất công nghiệp của tỉnh đã chuyển sang mô hình sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, có sự định hướng quản lý của Nhà nước với nhiều thành phần kinh tế tham gia.

Trong lĩnh vực văn hóa đã làm tốt nhiệm vụ tham mưu, đề xuất, tư vấn, phản biện và giám định xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa và con người theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực tiếp thu và truyền bá những giá trị văn hóa tiên tiến, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về đất và người Thanh Hóa, xây dựng môi trường văn hóa trong xã hội, đấu tranh chống sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, tiêu cực và tệ nạn xã hội. Đội ngũ trí thức công tác và có năng lực hiểu biết lĩnh vực này đã có đóng góp rất lớn vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc...

Những đóng góp của đội ngũ trí thức Thanh Hóa thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển Thanh Hóa sớm trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại, tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.

Bài và ảnh: Minh Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]