(Baothanhhoa.vn) - Đối với sinh viên (SV), trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập cũng như để các em có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào môi trường làm việc sau này, ngoài kiến thức, SV cần phải rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống cả trong chuyên môn và trong giao tiếp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống cho sinh viên

Đối với sinh viên (SV), trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập cũng như để các em có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào môi trường làm việc sau này, ngoài kiến thức, SV cần phải rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống cả trong chuyên môn và trong giao tiếp.

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên tại Trường Đại học Hồng Đức.

Trong hoạt động học tập, nhiều SV chưa có phương pháp học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh bản thân cũng như chưa thật sự linh hoạt trong quá trình sắp xếp thời gian khoa học, hợp lý. Hơn nữa, nhiều SV còn học với thái độ đối phó, máy móc, chưa triệt để biến kiến thức thành vốn sống mà chủ yếu phục vụ cho các bài kiểm tra và thi cử. Ðiều đó làm giảm chất lượng rèn luyện, hạn chế tư duy và mơ hồ trong việc tích luỹ kiến thức chuyên môn cũng như hạn chế những yếu tố thúc đẩy tinh thần cầu tiến trong học tập và chiếm lĩnh tri thức của các em. Do đó, đòi hỏi người giáo viên, giảng viên phải là người khơi dậy những yếu tố mang tính chất quyết định cho động cơ, mục tiêu học tập của SV. Họ phải thường xuyên tổ chức những hoạt động học tập đa dạng trên lớp nhằm thu hút sự quan tâm của SV nhiều hơn. Chính vì vậy, việc rèn luyện cho SV kỹ năng ứng xử, giải quyết các tình huống vướng mắc trong học tập cũng như sau khi tốt nghiệp đi làm việc là yếu tố cần thiết. Cô giáo Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức cho hay: Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử, xử lý tình huống cho SV là hoạt động không thể thiếu trong mỗi trường đại học. Tại Trường Đại học Hồng Đức, SV các ngành học đều phải học ít nhất một học phần liên quan đến tâm lý học, tâm lý giáo dục. Đơn cử như SV khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh có học phần tâm lý học quản trị kinh doanh; SV khối ngành nông lâm có học phần tâm lý học lao động. SV khối ngành sư phạm, học phần tâm lý học, giáo dục học có những chương, những bài riêng rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, xử lý tình huống cho người học... Được biết, cùng với việc dạy các học phần trong chương trình chính khóa, đoàn thanh niên, Hội SV Trường Đại học Hồng Đức còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, nhằm nâng cao kỹ năng ứng xử, xử lý tình huống cho SV. Đơn cử như, trước khi tổ chức chương trình tình nguyện hè, mỗi SV tham gia đều được tập huấn, hướng dẫn, trang bị những kiến thức văn hóa cơ bản để có những ứng xử phù hợp với người dân địa phương nơi đến tình nguyện. Hay như những SV tham gia dạy các lớp học tình thương tại Làng trẻ SOS, TP Thanh Hóa, ngoài kiến thức chuyên môn các bạn còn được trang bị kiến thức ứng xử với các em học sinh thuộc đối tượng yếu thế trong xã hội...

Bên cạnh việc rèn luyện cho các em kỹ năng ứng xử, vấn đề giải quyết tình huống trong hoạt động hằng ngày cũng khá quan trọng. Theo đồng chí Trần Thị Thủy, Chủ tịch Hội SV Trường Cao đẳng Y Thanh Hóa, môi trường dạy nghề không chỉ cung cấp kiến thức mà còn rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức trong ứng xử, giao tiếp, làm nâng giá trị nghề nghiệp hơn nữa. Hằng năm, nhà trường thường tổ chức các hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu về kiến thức và cả về kỹ năng cho SV thông qua các kỳ thi, kiểm tra, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi điều dưỡng viên giỏi, thi nét đẹp SV y khoa, thành lập và đưa vào hoạt động câu lạc bộ lâm sàng, câu lạc bộ thầy thuốc trẻ... Dù là những hoạt động mang tính thường xuyên hay thời vụ, cao điểm thì đều gắn liền với hoạt động học tập và rèn luyện tay nghề, cách ứng xử, giải quyết tình huống trong học tập, thi, kiểm tra và giao tiếp; nhất là vấn đề giao tiếp với bệnh nhân. Các hoạt động này đan xen, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và luôn thu hút được sự quan tâm, tham gia tích cực của không ít SV.

Trong cuộc sống, khi phải đối mặt với những vấn đề khó giải quyết, chúng ta cần phải suy nghĩ, lựa chọn và đưa ra các quyết định để giải quyết vấn đề, tình huống đó một cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân. Với mỗi quyết định và giải quyết đúng đắn, chúng ta có thể mang lại thành công cho cá nhân, niềm vui cho cha mẹ, anh em, bè bạn và những người thân khác. Ra quyết định đúng đắn là việc làm quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. Điều này càng thể hiện rõ vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao kỹ năng ứng xử, xử lý tình huống cho SV trong mỗi nhà trường. Qua đó, giúp SV luôn có sự lựa chọn đúng đắn. Và để làm được điều đó, mỗi cán bộ, giảng viên cũng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là trong việc giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội.


Bài và ảnh: Lê Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]