(Baothanhhoa.vn) - Năm học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề đến giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tuy nhiên, sau một học kỳ, ngành giáo dục đã triển khai nhiều giải pháp, chuyển trạng thái hoạt động theo hướng thích ứng, linh hoạt hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh bảo đảm mục tiêu chất lượng.

Chủ động, linh hoạt bảo đảm “mục tiêu kép” trong ngành giáo dục

Năm học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề đến giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tuy nhiên, sau một học kỳ, ngành giáo dục đã triển khai nhiều giải pháp, chuyển trạng thái hoạt động theo hướng thích ứng, linh hoạt hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh bảo đảm mục tiêu chất lượng.

Chủ động, linh hoạt bảo đảm “mục tiêu kép” trong ngành giáo dục

Một giờ học của cô, trò Trường Tiểu học Yên Thái (Yên Định).

Theo ghi nhận, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh luôn chủ động duy trì 2 phương án dạy học trực tuyến và học trực tiếp. 2 phương án này được áp dụng linh hoạt, tùy vào tình hình cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Đối với mỗi phương án, các nhà trường đều chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống COVID-19 khi tổ chức thực hiện. Tại TP Thanh Hóa, ngay từ những ngày đầu năm 2022, đặc biệt là thời điểm số ca mắc COVID-19 trong giáo viên và học sinh tăng cao, UBND thành phố đã đưa ra các tiêu chí để các nhà trường quyết định việc chuyển trạng thái dạy học phù hợp khi bị ảnh hưởng của dịch nhằm bảo đảm nội dung chương trình giáo dục cũng như làm tốt công tác phòng, chống dịch. Cụ thể như, đối với bậc mầm non và tiểu học, nếu mỗi lớp có dưới 10 học sinh là F0 thì vẫn học trực tiếp, còn từ 10 F0 trở lên thì chuyển sang học trực tuyến. Đối với bậc THCS và THPT, nếu mỗi lớp có 1/3 học sinh là F0 trở xuống thì vẫn học trực tiếp, trên 1/3 học sinh thì học trực tuyến...

Tại huyện Yên Định, theo thầy giáo Lê Việt Hòa, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện, đến nay “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa tập trung giảng dạy, học tập vẫn được ngành và các đơn vị trường trên địa bàn huyện kiên trì thực hiện. Các cơ sở giáo dục trong huyện đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục linh hoạt, phù hợp với diễn biến của dịch bệnh, tận dụng tối đa thời gian dạy học trực tiếp, nâng cao chất lượng dạy học online (có thể dạy online cả buổi tối để học sinh có đủ phương tiện và sự kèm cặp của phụ huynh), tăng cường kỹ năng tự học cho học sinh, xây dựng kho học liệu điện tử mở... Đồng thời, vận dụng linh hoạt các hình thức học tập để nâng cao chất lượng giáo dục.

Chia sẻ về việc thực hiện mục tiêu mà ngành giáo dục huyện đặt ra, thầy giáo Lê Ngọc Nghĩa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Thái (Yên Định), cho hay: Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xác định gắn nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục với công tác phòng, chống dịch COVID-19. Do đó, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch, tập huấn dạy học trực tuyến cho giáo viên, thực hiện bảo đảm khung chương trình theo hướng dẫn. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phòng, chống dịch, tăng cường tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh trong toàn trường tuân thủ quy định phòng, chống dịch khi học trực tiếp tại trường. Nhờ đó, nhà trường vẫn duy trì tỷ lệ học sinh đến trường học trực tiếp ở mức trên 95% trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Đối với Trường THCS Định Liên cũng vậy, nhiệm vụ phòng, chống dịch và việc nâng cao chất lượng giáo dục được nhà trường thực hiện song hành ngay từ khi bước vào năm học mới 2021-2022. Có thời điểm nhà trường có gần 170 học sinh, giáo viên phải tạm dừng đến trường vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, vì vậy, ban giám hiệu, tập thể sư phạm nhà trường đã chủ động, linh hoạt tìm các giải pháp khắc phục thích ứng với yêu cầu thực tiễn. Tùy thuộc vào tình hình dịch, Trường THCS Định Liên sẽ tổ chức dạy 100% trực tiếp, 50% trực tiếp hoặc giáo viên F0 dạy ở nhà và phát trực tuyến để học sinh học trên lớp...

Theo đánh giá của lãnh đạo Sở GD&ĐT tại hội nghị sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2021-2022, với sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa thực hiện nhiệm vụ giáo dục, kết thúc học kỳ I, năm học 2021-2022, toàn ngành giáo dục Thanh Hóa tiếp tục đạt được những kết quả đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, trước diễn biến và tác động của dịch bệnh COVID-19, toàn ngành đã tập trung nguồn lực, tăng thời lượng dạy học để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình giáo dục; tổ chức thực hiện tốt các giải pháp hướng tới mục tiêu bảo đảm dạy học trực tiếp được nhiều nhất và ưu tiên dạy những nội dung chủ yếu, cơ bản, cốt lõi, quan trọng của chương trình giáo dục phổ thông nhằm hoàn thành mục tiêu, yêu cầu của chương trình môn học, lớp học, cấp học trong thời gian sớm nhất. Đối với địa phương học sinh không thể đến trường để phòng, chống dịch COVID-19, các đơn vị sử dụng hiệu quả kho học liệu sẵn có và tổ chức xây dựng kho học liệu bổ sung, sẵn sàng tổ chức dạy học bằng các phương án phù hợp với từng đối tượng trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, bảo đảm thực hiện theo phương châm “tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”.

Qua ghi nhận từ thực tiễn, hiện nay việc đi học trực tiếp của học sinh trên địa bàn tỉnh ngày càng ổn định và trở lại nền nếp; công tác phòng, chống dịch ở các nhà trường vẫn được duy trì, bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho cả giáo viên và học sinh. Đây là những điều kiện quan trọng để các nhà trường tiếp tục phấn đấu giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường nói riêng và toàn ngành giáo dục tỉnh nhà nói chung.

Bài và ảnh: Lê Phong


Bài và ảnh: Lê Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]