Không khó để nhận ra những năm gần đây thị trường giáo dục đang nổi lên như một địa hạt hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo thống kê, hiện có hơn 110.000 du học sinh Việt Nam tại 47 quốc gia trên thế giới, ước tính chi phí du học của họ vào khoảng 3 tỷ USD mỗi năm. Mỗi hộ gia đình Việt sẵn sàng có thể chi tiêu đến 35% - 47% thu nhập để dành cho giáo dục

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cắt giảm điều kiện kinh doanh - Tạo "sóng" đầu tư trong giáo dục

Không khó để nhận ra những năm gần đây thị trường giáo dục đang nổi lên như một địa hạt hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo thống kê, hiện có hơn 110.000 du học sinh Việt Nam tại 47 quốc gia trên thế giới, ước tính chi phí du học của họ vào khoảng 3 tỷ USD mỗi năm. Mỗi hộ gia đình Việt sẵn sàng có thể chi tiêu đến 35% - 47% thu nhập để dành cho giáo dục

Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn giáo dục quốc tế đến từ các nước có nền giáo dục tiên tiến của Anh, Mỹ, Nhật, Australia cũng đầu tư mạnh vào Việt Nam với việc sở hữu lợi thế về công nghệ giáo dục, phương pháp giảng dạy, giáo trình và được quản trị, vận hành chuyên nghiệp.

Để gỡ khó cho doanh nghiệp, khuyến khích nhà đầu tư và để tận dụng tốt dư địa của ngành, trong lần đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh mới nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ đề nghị cắt giảm, đơn giản hóa 110 điều kiện kinh doanh chiếm 51,9% tổng số điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực Bộ này quản lý. Riêng tại tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP sẽ có 72 điều kiện kinh doanh được cắt giảm và 22 điều kiện kinh doanh được đơn giản hóa. Tuy nhiên, đây mới chỉ là đề xuất cắt giảm chứ chưa phải quyết định chính thức cắt giảm và Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chưa đưa ra được lộ trình cho công việc này.

Liên quan đến điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, nhiều nhà đầu tư cho rằng họ đang gặp trở ngại về điều kiện kinh doanh chưa thực tế, thủ tục còn nhiều bước, gây tốn kém thời gian và công sức cho nhà đầu tư. Để được xây dựng trường học nhà đầu tư phải “xin” tới 3 loại giấy phép bao gồm: giấy phép đầu tư, thành lập và hoạt động. Trong đó, quan ngại nhất là việc xin giấy phép thành lập bởi phải trải qua quy trình xem xét và phê duyệt của nhiều phòng ban, cơ quan.

Do vậy, cắt giảm điều kiện kinh doanh là điều cần thiết nhưng cần thiết hơn là phải “cắt” cho được thủ tục cấp phép song hành với điều kiện kinh doanh như quan điểm của luật sư Nguyễn Mai Anh từ Trung tâm Apolo Việt Nam, đồng thời “thống nhất cách hiểu và áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh”. Bởi như ví dụ của hiệu trưởng Đại học FPT, ông Lê Trường Tùng, hiện tại trong hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập có ghi là hồ sơ dự kiến số lượng giáo viên và dự kiến số lượng nhân viên, song cơ quan thực thi và cơ quan ban hành luật có cách hiểu hoàn toàn khác nhau, yêu cầu nộp hồ sơ giáo viên bao gồm giấy phép lao động hợp pháp tại thời điểm cấp phép. “Như thế có nghĩa là doanh nghiệp phải tuyển giáo viên, ký hợp đồng, trả lương và xin cấp giấy phép lao động cho giáo viên khi chưa hoạt động”, ông Tùng nói.

Được biết việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất việc cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục cũng trùng với thời điểm Luật giáo dục được đem ra để lấy ý kiến sửa đổi. Có thể nói đây là thời điểm “vàng” để tạo sóng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Ông Hoàng Anh Đức đến từ Công ty cổ phần giáo dục Edufit cho rằng, Luật này cần tạo cơ chế mở, cho phép doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật không cấm. Lấy ví dụ về một trường hợp gần đây liên quan đến việc bổ nhiệm người nước ngoài làm hiệu trưởng, ông Đức nói hiện không có văn bản quy phạm nào cấm nhưng vì không có thông tư hướng dẫn nên các trường Việt Nam cả phổ thông lẫn đại học đều bị bó tay và phải dùng chiêu duy trì cả hiệu trưởng nước ngoài để vận hành và hiệu trưởng Việt Nam để không bị làm khó dễ. “Nếu chưa có thông tư, quy định hướng dẫn thì nên cho phép các trường được thí điểm và đề xuất xây dựng thông tư hướng dẫn”, ông Đức đề xuất.

Theo Baocongthuong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]