Chuyên gia cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần áp dụng một cách tiếp cận cân bằng và cụ thể để điều hướng các áp lực lạm phát tiềm ẩn, biến động tỷ giá hối đoái cũng như dòng vốn chảy vào

Fed hạ lãi suất: Những tác động đa chiều đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Chuyên gia cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần áp dụng một cách tiếp cận cân bằng và cụ thể để điều hướng các áp lực lạm phát tiềm ẩn, biến động tỷ giá hối đoái cũng như dòng vốn chảy vào

Fed hạ lãi suất: Những tác động đa chiều đối với khu vực châu Á-Thái Bình DươngKiểm tiền USD tại quầy giao dịch ngoại hối ở Rawalpindi, Pakistan. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ông Matteo Lanzafame, Chuyên gia kinh tế chính thuộc Ban nghiên cứu kinh tế vĩ mô, Vụ Nghiên cứu kinh tế và tác động phát triển của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), vừa có bài viết nhận định về những tác động của quyết định cắt giảm mạnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hôm 19/9 tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Việc Fed cắt giảm lãi suất gần đây mang đến những cơ hội và thách thức cho các ngân hàng trung ương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh đó, ông Matteo Lanzafame cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần áp dụng một cách tiếp cận cân bằng và cụ thể theo từng quốc gia để điều hướng các áp lực lạm phát tiềm ẩn, biến động tỷ giá hối đoái cũng như dòng vốn chảy vào

Fed đã khởi động chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ được mong đợi từ lâu, với mức cắt giảm lên đến 50 điểm cơ bản.

Các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) dự kiến sẽ cắt giảm thêm 50 điểm cơ bản trong năm nay và việc nới lỏng sẽ tiếp tục vào năm 2025.

Điều này có thể gây ra những hậu quả đáng kể cho kinh tế toàn cầu, bao gồm cả các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương.

Áp lực lạm phát đã tiếp tục giảm trong khu vực trong năm nay, khi giá hàng hóa ổn định và những tác động có độ trễ của việc thắt chặt tiền tệ từ năm ngoái bắt đầu được cảm nhận.

Do đó, hầu hết các ngân hàng trung ương trong khu vực đã tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất của mình, một số chuyển sang cắt giảm lãi suất chính sách.

Trong quá trình định hình lập trường chính sách của mình, các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi cần tính đến chênh lệch lãi suất với Mỹ, điều sẽ tác động đến dòng vốn và tỷ giá hối đoái.

Việc Fed hạ lãi suất mở ra cơ hội để nhiều ngân hàng trung ương trong khu vực nới lỏng chính sách nhằm kích thích nhu cầu và tăng trưởng trong nước, mà không gây ra tình trạng dòng vốn chảy ra và tỷ giá hối đoái mất giá.

Tuy nhiên, vì tốc độ và thời gian của chu kỳ nới lỏng của Fed vẫn chưa chắc chắn, nên một phản ứng chính sách phù hợp ở châu Á-Thái Bình Dương sẽ đòi hỏi sự thận trọng và hành động cân bằng cẩn thận, vì một số lý do.

Một lựa chọn cho các ngân hàng trung ương là cắt giảm lãi suất sau động thái của Fed.

Điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng, nhưng cũng có thể làm hồi sinh áp lực giá cả và khuyến khích vay nợ quá mức ở các nền kinh tế mà tỷ lệ nợ hộ gia đình và doanh nghiệp vốn đã ở mức cao.

Ngoài ra, các ngân hàng trung ương trong khu vực có thể tiếp tục duy trì lập trường tiền tệ tương đối chặt chẽ - ví dụ như bằng cách cắt giảm lãi suất chậm hơn hoặc ít hơn so với Fed.

Trong trường hợp như vậy, lãi suất thấp hơn ở Mỹ có thể làm tăng dòng vốn chảy vào châu Á-Thái Bình Dương, vì các nhà đầu tư điều chỉnh danh mục đầu tư của họ theo hướng tìm kiếm tài sản có lợi suất hấp dẫn hơn.

Điều này có thể thúc đẩy thị trường cổ phiếu và trái phiếu trên khắp khu vực, tạo ra một số “không gian thở” cho các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.

Tuy nhiên, dòng vốn chảy vào cũng có thể gây ra một số thách thức, vì những biến động đáng kể trong danh mục đầu tư ngắn hạn có thể làm tăng sự biến động của thị trường tài chính.

Ngoài ra, dòng vốn chảy vào cao hơn có thể dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng so với đồng USD trong khu vực.

Điều này sẽ có lợi cho các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và các mặt hàng nhập khẩu khác, giảm áp lực giá cả và cải thiện cán cân thương mại.

Đối với các nền kinh tế có nợ bằng USD cao, việc đồng bạc xanh mất giá sẽ giúp duy trì gánh nặng nợ dễ dàng hơn.

Chính sách tài khóa có thể được sử dụng để xoa dịu những tác động của xuất khẩu giảm. Tùy thuộc vào không gian tài khóa, các biện pháp kích thích có thể hướng đến một số mục tiêu, bao gồm thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng; khuyến khích hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể có tác động nhân lên mạnh hơn đối với phần còn lại của nền kinh tế; chú trọng vào hạ tầng, tiết kiệm năng lượng, thích ứng với khí hậu và các dự án khác nhằm giải quyết các khoảng cách về mặt cấu trúc. Điều này cũng sẽ thúc đẩy tiềm năng sản xuất của nền kinh tế.

Lãi suất thấp hơn ở Mỹ và triển vọng đồng USD yếu hơn có thể làm giảm chi phí nhập khẩu, thúc đẩy thị trường tài chính và thúc đẩy dòng vốn lớn hơn đổ vào khu vực.

Nhưng những diễn biến tích cực này sẽ không phải là không có rủi ro, bao gồm khả năng biến động tỷ giá hối đoái và áp lực lạm phát gia tăng.

Chuyên gia Matteo Lanzafame cho rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ cần áp dụng một cách tiếp cận linh hoạt, luôn cảnh giác và chủ động trong việc tận dụng các cơ hội và giải quyết các rủi ro./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]