Chính quyền Palestine từ lâu đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng cuộc xung đột ở Gaza khiến tình hình thêm trầm trọng khi Israel giữ lại doanh thu thuế dành cho lãnh thổ Palestine.

EU giải ngân hơn 400 triệu USD tài trợ khẩn cấp cho Chính quyền Palestine

Chính quyền Palestine từ lâu đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng cuộc xung đột ở Gaza khiến tình hình thêm trầm trọng khi Israel giữ lại doanh thu thuế dành cho lãnh thổ Palestine.

EU giải ngân hơn 400 triệu USD tài trợ khẩn cấp cho Chính quyền PalestineCảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel nhằm vào bệnh viện dã chiến trong trường học ở Deir al-Balah, Dải Gaza, ngày 27/7/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 31/7, Liên minh châu Âu (EU) thông báo bắt đầu giải ngân 400 triệu euro (430 triệu USD) tiền tài trợ khẩn cấp cho Chính quyền Palestine (PA) để giúp giải quyết các vấn đề ngân sách "nghiêm trọng."

Thông báo của EU nêu rõ 150 triệu euro đầu tiên sẽ gồm các khoản tài trợ để giúp trả lương cho các công chức ở Bờ Tây và hỗ trợ những gia đình dễ bị tổn thương.

Phần tiền còn lại sẽ được giải ngân vào tháng Tám và tháng Chín “tùy thuộc vào tiến độ thực hiện chương trình cải cách” của Chính quyền Palestine.

Chính quyền Palestine từ lâu đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng cuộc xung đột ở Gaza khiến tình hình thêm trầm trọng khi Israel giữ lại doanh thu thuế dành cho lãnh thổ Palestine.

EU là nhà tài trợ tài chính quốc tế lớn nhất của người Palestine, với khoản hỗ trợ từ năm 2021 đến năm 2024 ước tính là 1,2 tỷ euro.

Trong thông báo về khoản hỗ trợ mới, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định cam kết của EU hỗ trợ Chính quyền Palestine trong thời điểm khó khăn, theo đó khoản viện trợ khẩn cấp trị giá 400 triệu euro lần này nhằm hỗ trợ chương trình cải cách và mở đường cho quá trình phục hồi và tái thiết Gaza.

Đến đầu tháng Chín tới, EC sẽ đề xuất dự luật "Chương trình toàn diện nhằm phục hồi và ổn định Palestine."

Kế hoạch này nhằm giúp Chính quyền Palestine cân bằng ngân sách vào năm 2026 và sẽ gắn điều kiện các khoản thanh toán trong tương lai với tiến độ thực hiện các mốc cải cách đã được Chính quyền Palestine cam kết.

Cuộc chiến trên Dải Gaza từ ngày 7/10/2023 không chỉ tàn phá dải đất này mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế ở Bờ Tây do Israel chiếm đóng.

Nền kinh tế Palestine phần lớn được quản lý theo Nghị định thư Paris năm 1994 giữa Israel và Palestine, theo đó Israel kiểm soát biên giới các vùng lãnh thổ và cùng với đó là quyền thu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho Chính quyền Palestine.

Israel đã siết chặt kiểm soát nguồn thu này kể từ khi cuộc chiến ở Gaza nổ ra, theo đó giữ lại phần lớn thuế hải quan./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]