(Baothanhhoa.vn) - Theo thông lệ từ vài năm trở về trước, bắt đầu từ dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 là thời điểm “vào mùa” của du lịch nghỉ dưỡng biển. Thế nhưng, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 đã khiến hoạt động của các khu, điểm du lịch đang ít nhiều bị đình trệ. Thực trạng này đang và sẽ tiếp tục đặt ra câu hỏi, đó là làm thế nào để có thể thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa đón khách du lịch an toàn? Một trong những câu trả lời cho vấn đề nêu trên là phải nắm bắt được các xu hướng, nhu cầu du lịch “thời dịch bệnh”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nắm bắt xu hướng du lịch “thời dịch bệnh”

Theo thông lệ từ vài năm trở về trước, bắt đầu từ dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 là thời điểm “vào mùa” của du lịch nghỉ dưỡng biển. Thế nhưng, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 đã khiến hoạt động của các khu, điểm du lịch đang ít nhiều bị đình trệ. Thực trạng này đang và sẽ tiếp tục đặt ra câu hỏi, đó là làm thế nào để có thể thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa đón khách du lịch an toàn? Một trong những câu trả lời cho vấn đề nêu trên là phải nắm bắt được các xu hướng, nhu cầu du lịch “thời dịch bệnh”.

Nắm bắt xu hướng du lịch “thời dịch bệnh”

Làng du lịch Yên Trung (Yên Định).

Là một người rất thích đi du lịch, nên vào dịp hè khi 2 bạn nhỏ được nghỉ học, chị Nguyễn Hà Anh (phường Trường Thi, TP Thanh Hóa) lại lên lịch cho một chuyến đi xa, để cả gia đình được nghỉ ngơi sau năm học của bọn trẻ và công việc kinh doanh bận rộn của hai vợ chồng. Chị Hà Anh cho biết: “Đợt nghỉ lễ 30-4, 1-5 gia đình mình không đi du lịch, một phần vì các điểm đến quá đông, phần nữa là vì bọn trẻ đang tập trung ôn thi; nên mình dự định sẽ đi Đà Lạt vào đầu tháng 6 này. Thế nhưng, giờ dịch bệnh phức tạp quá, có đi cũng không yên tâm nên mình phải hoãn lại. Chờ khi dịch bệnh được khống chế, mọi việc trở lại trạng thái bình thường mình sẽ tính tiếp vậy”. Cũng theo chia sẻ của chị Hà Anh, đi du lịch thời điểm này quan trọng nhất là an toàn, đặc biệt là với gia đình có trẻ nhỏ. Do vậy, yêu cầu của chị về các điểm đến là tích hợp nhiều tiện ích và bảo đảm các điều kiện phòng chống dịch bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Du lịch “mùa dịch bệnh” đang vận hành theo kiểu “cài răng lược”. Nghĩa là nếu dịch bùng phát thì hoạt động du lịch gần như đình trệ; dịch được khống chế và các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường, thì du lịch cũng sẽ khôi phục để “lấp vào chỗ trống”. Vì vậy, các khu, điểm du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và các cộng đồng địa phương liên quan đến hoạt động du lịch, thiết nghĩ cũng cần quen dần với “trạng thái mới” ấy. Sau các đợt bùng phát dịch bệnh trước, một khảo sát do Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) tiến hành liên quan đến mong muốn của khách du lịch trong thời điểm dịch bệnh, đã đưa ra kết quả: 36,2% chọn chất lượng dịch vụ và điểm đến du lịch an toàn với dịch bệnh; 32,5% người được hỏi lựa chọn điểm đến du lịch an ninh và an toàn; 19,2% chọn các ưu đãi dịch vụ du lịch. Con số trên đã phản ánh tương đối khách quan và sát đúng với nhu cầu của người đi du lịch thời điểm này. Theo đó, an toàn và chất lượng của điểm đến, sản phẩm vẫn được quan tâm trước yếu tố giá cả.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra, nhu cầu đi du lịch nhóm nhỏ với gia đình và bạn bè vẫn là xu hướng chính. Bởi đây là nhóm khá “cơ động” vì có thể thay đổi được lịch trình, thời gian và phù hợp với yêu cầu phòng chống dịch (nhất là yêu cầu hạn chế tụ tập đông người). Một xu hướng cũng được đề cập đến, gắn với nhu cầu đi du lịch gia đình là việc tích hợp các dịch vụ (nghỉ ngơi, thăm thú cảnh sắc, trải nghiệm văn hóa, vui chơi giải trí, mua sắm, chăm sóc sức khỏe...) trong cùng một điểm đến (nhất là các khu nghỉ dưỡng phức hợp). Ngoài ra, xu hướng đi du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, nghỉ dưỡng núi cũng đang trở thành sự lựa chọn của nhiều du khách. Bởi các khu nghỉ dưỡng này thường khá xa các khu dân cư đông đúc, lại có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, một nhu cầu đang trở nên rất phổ biến trong thời điểm dịch bệnh là đặt tour và lưu trú qua các nền tảng trực tuyến. Đó là thay vì đến các đơn vị lữ hành để mua tour, thì du khách đang ngày càng chủ động trong việc tìm hiểu về điểm đến và các dịch vụ thông qua các kênh quảng bá trên internet (website, mạng xã hội). Thậm chí, nhiều người còn tự lập kế hoạch, tự thiết kế tour phù hợp với sở thích, nhu cầu của bản thân, gia đình, bạn bè.

Nắm bắt xu hướng du lịch “thời dịch bệnh”

Khu Du lịch Thác Hiêu (Bá Thước).

Thanh Hóa là điểm đến đa dạng loại hình du lịch, từ nghỉ dưỡng biển, đến nghỉ dưỡng núi và trải nghiệm văn hóa. Đặc biệt, qua các đợt bùng phát dịch cho thấy, Thanh Hóa là một trong những địa phương đã rất quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Song, để mang đến cho du khách sự tin cậy về điểm đến an toàn, thì không chỉ có quảng bá là song. Theo nhiều chuyên gia du lịch, thì để duy trì hoạt động du lịch và thu hút du khách, thì điểm mấu chốt lúc này là phải cơ cấu lại các dòng sản phẩm. Theo đó, thay vì chỉ tập trung vào du lịch biển thì nên dàn trải các điểm đến, nhất là quan tâm hơn cho các điểm đến sinh thái, nghỉ dưỡng núi nhằm đa dạng sự lựa chọn cho du khách. Song song với đó là nâng cao chất lượng các sản phẩm và bảo đảm cao nhất các yêu cầu an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường... Chẳng hạn với các điểm đến nghỉ dưỡng núi như Pù Luông cần có thêm các dịch vụ, các trải nghiệm hấp dẫn hơn để thu hút và giữ chân du khách... Mặc dù đã hình thành được một số mô hình du lịch sinh thái cộng đồng thu hút sự quan tâm của du khách, như Khu nghỉ dưỡng Puluong Retreat, Puluong Eco Garden, Puluong Treehouse, Puluong Nature và một số homestay chất lượng. Song khách quan nhìn nhận, sản phẩm du lịch ở đây vẫn còn khá đơn điệu. Nếu du khách lưu trú 2 - 3 ngày để nghỉ ngơi, thăm thú (cảnh quan thiên nhiên, mùa lúa, hang động, cuộc sống đồng bào Thái...) thì tạm ổn; còn nếu kéo dài chừng 5 - 7 ngày thì sẽ không còn nhiều hoạt động để du khách có thể trải nghiệm thêm (ví như các hình thức thể thao trong rừng, hay tham quan động vật hoang dã kết hợp với hoạt động bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên môi trường trong khu bảo tồn thiên nhiên...).

Cùng với việc chú trọng về chất lượng sản phẩm và môi trường du lịch; thì nhiệm vụ thường xuyên của ngành chức năng và chính quyền các địa phương vẫn là nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn, các khu, điểm du lịch trên địa bàn. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, gắn với thông điệp “Thanh Hóa - điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn” đến đông đảo du khách. Bên cạnh đó, cần tạo được mối liên hệ gắn kết giữa các doanh nghiệp, nhằm vừa cộng đồng trách nhiệm trong xây dựng hình ảnh điểm đến an toàn, tin cậy; vừa tạo ra được một “liên minh” với cam kết mạnh mẽ, để cùng nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng trải nghiệm và giảm giá dịch vụ. Từ đó, tạo ra các gói kích cầu du lịch thực sự hiệu quả, để khi dịch bệnh được khống chế trong phạm vi cả nước, thì hoạt động du lịch cũng nhanh chóng bắt nhịp trở lại.

Bài và ảnh: Kim Ngân


Bài và ảnh: Kim Ngân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]