(Baothanhhoa.vn) - Định hướng chung trong năm 2022 của toàn ngành du lịch đó là phục hồi du lịch nội địa, trong đó yếu tố an toàn phòng, chống dịch được đặt lên hàng đầu. Để thực hiện mục tiêu này, Thanh Hóa cùng với các địa phương trong cả nước đã và đang đẩy mạnh liên kết “điểm đến xanh”, “vùng xanh”, tạo hành lang an toàn đón khách. Tuy nhiên, để đi đến vận hành một cách thông suốt các tour liên kết giữa các địa phương thì còn nhiều vấn đề phải bàn, phải tháo gỡ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Liên kết các “điểm đến xanh”, “vùng xanh” trong hoạt động du lịch: Còn nhiều bất cập

Định hướng chung trong năm 2022 của toàn ngành du lịch đó là phục hồi du lịch nội địa, trong đó yếu tố an toàn phòng, chống dịch được đặt lên hàng đầu. Để thực hiện mục tiêu này, Thanh Hóa cùng với các địa phương trong cả nước đã và đang đẩy mạnh liên kết “điểm đến xanh”, “vùng xanh”, tạo hành lang an toàn đón khách. Tuy nhiên, để đi đến vận hành một cách thông suốt các tour liên kết giữa các địa phương thì còn nhiều vấn đề phải bàn, phải tháo gỡ.

Liên kết các “điểm đến xanh”, “vùng xanh” trong hoạt động du lịch: Còn nhiều bất cập

Khách tham quan và trải nghiệm dịch vụ du lịch tại khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước).

Sau 4 lần “đóng - mở”, vào thời điểm tháng 9-2021, những tín hiệu tích cực từ việc khôi phục trở lại hoạt động du lịch nội tỉnh, tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng bắt tay vào việc thúc đẩy liên kết “điểm đến xanh”, “vùng xanh” tạo ra các tour du lịch nội tỉnh và thí điểm đón khách nội địa. Trước yêu cầu phát triển du lịch theo tinh thần “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”, tỉnh cũng đã đẩy mạnh hợp tác với các địa phương trong nước, thiết lập hành lang an toàn đón khách. Tháng 12-2021, tỉnh Thanh Hóa đã cùng với 11 tỉnh phía Bắc ký kết thỏa thuận hợp tác thiết lập hành lang du lịch an toàn. Việc liên kết giữa 12 tỉnh, thành phát triển du lịch an toàn rất phù hợp trong kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) với chủ đề “An toàn điểm đến - Trải nghiệm trọn vẹn”. Theo đó, việc thúc đẩy liên kết, từng bước phục hồi du lịch nội địa ở thời điểm hiện tại được xem là cứu cánh cho doanh nghiệp ở các địa phương, mặt khác, giúp các địa phương dần thích ứng với lộ trình mở cửa đón khách quốc tế của Bộ VHTTDL.

Tuy nhiên, việc liên kết “vùng xanh”, “điểm đến xanh” giữa các địa phương vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trong bối cảnh dịch bệnh còn có nhiều diễn biến phức tạp, làm thế nào để di chuyển, kết nối thông suốt đang là vấn đề gây nhiều trăn trở cho du khách cũng như doanh nghiệp.

Bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở VHTTDL cho biết: Trong quá trình phục hồi du lịch nội địa, bước đầu tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh phía Bắc nhằm thiết lập hành lang an toàn đón khách. Nhìn chung, điều kiện để đón khách tại các địa phương cơ bản đáp ứng được yêu cầu, song các quy định chưa có sự thống nhất để đảm bảo cho du khách và Nhân dân có thể di chuyển, tham quan một cách thuận lợi nhất. Hiện nay, mỗi tỉnh, thành phố đều có những quy định riêng về phòng, chống dịch COVID-19 dựa trên tình hình cụ thể, cùng với đó là những chính sách khác nhau về việc cách ly, áp dụng cho các đối tượng di chuyển đến địa bàn. Về phía tỉnh Thanh Hóa, hiện nay các khu, điểm du lịch đã sẵn sàng các điều kiện đón khách “vùng xanh”. Trong đó, Sở VHTTDL đã khẩn trương triển khai việc dán nhãn xanh đến từng khu, điểm, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, đồng thời ban hành Bộ tiêu chí đón khách an toàn tạm thời. Việc dán nhãn xanh công nhận điểm đến an toàn vừa được xem là cam kết của tỉnh khi đón khách du lịch, vừa là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đẩy mạnh liên kết tour “vùng xanh”.

Tại một số hội nghị, hội thảo bàn về các giải pháp khôi phục du lịch trong trạng thái bình thường mới, nhiều địa phương cũng đã đặt ra những vấn đề cần tháo gỡ trong liên kết “điểm đến xanh”, “vùng xanh” như: đơn giản hóa, thống nhất giữa các địa phương về quy trình, thủ tục khai báo y tế khi đến các địa phương dành cho khách đoàn; cập nhật, công khai danh sách các điểm đến, cơ sở dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn an toàn; hướng dẫn cách thức xử lý tình huống khi đoàn khách du lịch có trường hợp F0; trách nhiệm các bên liên quan; quan điểm của các địa phương về việc quản lý, giám sát các đoàn khách du lịch thực hiện theo phương thức “bong bóng du lịch” (cho phép khách đáp ứng đủ các điều kiện tham quan, đi lại tự do tại các “điểm đến xanh”, không phải cách ly)...

Ông Trần Đình Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch (HHDL) tỉnh cho rằng: Thực tế, mỗi địa phương khi triển khai du lịch an toàn đều có cách hiểu và quan điểm khác nhau về “vùng an toàn” cho du lịch. Tuy nhiên, cần tránh trường hợp vì quá khắt khe mà chúng ta gây khó cho du khách cũng như doanh nghiệp lữ hành. Do đó, để đi đến thống nhất chung, quan trọng nhất vẫn là quyết sách ở mỗi địa phương cần có sự linh hoạt, cởi mở, đảm bảo hài hòa giữa việc phòng, chống dịch với việc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển, tham quan của du khách. Bên cạnh việc thống nhất các tiêu chí về du lịch an toàn, cần đặc biệt chú ý giải quyết những rào cản về các quy định, hướng dẫn cụ thể về việc kết nối, tạo “hành lang xanh” cho các doanh nghiệp lữ hành nói riêng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung nắm bắt. Về phía HHDL tỉnh Thanh Hóa cũng đã tuyên truyền đến các doanh nghiệp hội viên về các quy định đón khách an toàn, đẩy mạnh kết nối với các địa phương trong vùng an toàn. Trong thời gian tới, HHDL tỉnh sẽ cùng với HHDL các tỉnh phía Bắc và các địa phương đẩy mạnh việc khảo sát, đánh giá sản phẩm và điều kiện điểm đến, từng bước hiện thực hóa việc kết nối “vùng xanh”, “điểm đến xanh”.

Bài và ảnh: Hoài Anh


Bài và ảnh: Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]