(Baothanhhoa.vn) - Khôi phục, phát triển ngành kinh tế du lịch thích ứng với tình hình dịch COVID-19 là một trong những vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm hiện nay. Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, sáng 10-12 đã tiến hành chất vấn Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Thanh Hoá về nội dung này.

Đề xuất 5 giải pháp khôi phục, phát triển ngành du lịch Thanh Hóa thích ứng với dịch COVID-19

Khôi phục, phát triển ngành kinh tế du lịch thích ứng với tình hình dịch COVID-19 là một trong những vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm hiện nay. Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, sáng 10-12 đã tiến hành chất vấn Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Thanh Hoá về nội dung này.

Đề xuất 5 giải pháp khôi phục, phát triển ngành du lịch Thanh Hóa thích ứng với dịch COVID-19

Giám đốc Sở VHTTDL Phạm Nguyên Hồng trả lời chất vấn tại kỳ họp. (Ảnh: Minh Hiếu)

Đánh giá lại kết quả hoạt động du lịch trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, Giám đốc Sở VHTTDL cho biết giai đoạn 2015-2019 nhận thức về vai trò, vị trí của ngành kinh tế du lịch có chuyển biến đáng kể, tạo được sự lan toả và đồng thuận cao trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ về phát triển du lịch. Năm 2019, Thanh Hóa xếp thứ 4 về lượt khách du lịch và thứ 10 về tổng thu du lịch so với cả nước. Vị thế của du lịch Thanh Hoá đã được khẳng định và nâng cao.

Tuy nhiên, trong 2 năm 2020-2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp kéo dài, du lịch là một trong số những ngành bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề nhất. Lượng khách du lịch đến Thanh Hóa giảm sâu, khách quốc tế hầu như không có, chủ yếu là khách công vụ và khách chuyên gia. Lượng khách trong cơ sở lưu trú giảm 39%, doanh thu giảm 38,7% so với mức trung bình các năm; công suất sử dụng phòng chỉ đạt từ 25-30%/năm. Ước thiệt hại về doanh thu phòng nghỉ khoảng 4.700 tỷ đồng, doanh thu ăn uống du lịch khoảng 6.350 tỷ đồng và doanh thu từ mua sắm, vui chơi, giải trí khoảng hơn 3.200 tỷ đồng. Toàn ngành du lịch tỉnh có khoảng 15.000 lao động du lịch tạm thời nghỉ không lương, giảm giờ làm, hoặc thay phiên nhau trực và 25.000 lao động bị mất việc làm.

Đề xuất 5 giải pháp khôi phục, phát triển ngành du lịch Thanh Hóa thích ứng với dịch COVID-19

Đại biểu Cao Tiến Đoan (tổ đại biểu TP Sầm Sơn) đặt câu hỏi cho Giám đốc Sở VHTTDL về các kịch bản phục hồi, phát triển du lịch theo từng tình huống của dịch COVID-19 có thể xảy ra.

Để thích ứng với trạng thái “bình thường mới”, Giám đốc Sở VHTTDL cho biết ngành đã chủ động thực hiện và tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp, trọng tâm là triển khai kịp thời, đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh đến các đơn vị, doanh nghiệp du lịch về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời yêu cầu các cơ sở, đơn vị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch. Riêng thành phố Sầm Sơn giám sát công tác phòng chống dịch thông qua trung tâm điều hành đô thị thông minh; khu du lịch Thành Nhà Hồ và Lam Kinh sử dụng camera để giám sát nhân viên và khách du lịch trong việc tuân thủ yêu cầu “5K”.

Thực hiện chủ trương của Nhà nước, của tỉnh về việc sử dụng các khách sạn, cơ sở lưu trú làm nơi cách ly tập trung có thu phí, sở đã chủ động phối hợp với ngành Y tế và các đơn vị, địa phương vận động, khuyến khích các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, tích cực hưởng ứng, tham gia công tác phòng, chống dịch. Toàn tỉnh có 29 khách sạn, tương đương 2.571 phòng đảm bảo các điều kiện theo quy định của ngành Y tế đã đăng ký làm địa điểm đón khách cách ly tập trung.

Tranh thủ các thời điểm dịch bệnh được khống chế, ngành du lịch Thanh Hóa đã tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến, quảng bá và kích cầu du lịch trong và ngoài tỉnh. Ưu tiên đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, quảng bá. Trên cơ sở Biên bản thỏa thuận với Tổng cục Du lịch và Tổng Công ty viễn thông Mobifone về hợp tác phát triển du lịch Thanh Hóa thông qua chuyển đổi số và du lịch thông minh, thực hiện thí điểm ứng dụng triển khai số hóa với tính năng dẫn đường và chỉ dẫn hiện vật cho khách tham quan tại điểm bằng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường tại 4 khu du lịch: Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Đền Nưa - Am Tiên và Pù Luông.

Trong thời điểm dịch bệnh, sở vẫn tiếp tục tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; đồng thời, phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh định hướng cho các doanh nghiệp du lịch làm tốt công tác đào tạo tại chỗ và cơ cấu lại bộ máy tổ chức cho hiệu quả, đảm bảo nguồn nhân lực thiếu hụt sau dịch bệnh COVID-19.

Đồng hành cùng doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sở chủ động tổ chức hội nghị gặp gỡ, trao đổi, tháo gỡ khó khăn, định hướng liên kết, duy trì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh cũng đã chủ động, tích cực đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được xu hướng mới của thị trường với các sản phẩm, điểm đến mới như: Làng du lịch Yên Trung (huyện Yên Định); Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam (huyện Thọ Xuân); du lịch lòng hồ thủy điện Cửa Đạt; các mô hình nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với du lịch tham quan, mua sắm tại một số địa phương của tỉnh.

Để khởi động lại hoạt động du lịch một cách an toàn, bền vững, ngày 7-10-2021, Sở VHTTDL đã tham mưu cho UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp khôi phục du lịch Thanh Hoá trong trạng thái bình thường mới. Ngay sau hội nghị, sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 244/KH-UBND ngày 12-11-2021 về việc phục hồi hoạt động du lịch tỉnh Thanh Hoá các tháng cuối năm 2021 và năm 2022. Các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như Sầm Sơn, Pù Luông, Lam Kinh, Thành Nhà Hồ…. đã khẩn trương sẵn sàng các điều kiện để mở cửa đón khách du lịch ngoài tỉnh; các doanh nghiệp du lịch lớn như FLC, HanoiTourist… đã xây dựng kế hoạch và đang tích cực phối hợp với các doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh hoạt động đưa khách du lịch ngoại tỉnh, trước mắt và khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc về Thanh Hóa.

Ngày 23-11-2021, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh có buổi làm việc với lãnh đạo Tổng cục Du lịch, qua đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp phát triển du lịch Thanh Hoá trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Đề xuất 5 giải pháp khôi phục, phát triển ngành du lịch Thanh Hóa thích ứng với dịch COVID-19

Đại biểu Nguyễn Văn Biện (Tổ đại bểu huyện Thiệu Hoá) đề nghị Giám đốc Sở VHTTDL cho biết các giải pháp phát huy tối đa giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.

Trả lời câu hỏi chất vấn của các đại biểu tại kỳ họp về các giải pháp nhằm khôi phục, phát triển ngành du lịch trong bối cảnh dịch COVID-19, Giám đốc Sở VHTTDL Phạm Nguyên Hồng nêu 5 nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện.

Đó là, tiếp tục quán triệt, đảm bảo tuyệt đối an toàn tại điểm đến và an toàn cho khách du lịch, ban hành Bộ tiêu chí an toàn đối khách du lịch, các khu, điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để phục hồi du lịch trong bối cảnh bình thường mới. Phối hợp với các cấp, các ngành huy động và tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch. Kêu gọi, vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch chung tay, hưởng ứng, phối hợp xây dựng các chiến dịch kích cầu du lịch đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nội dung, kịch bản và điều kiện cần thiết tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ khách du lịch khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.

Tích cực triển khai Chương trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển du lịch, như: tiếp tục triển khai các sản phẩm thực tế ảo, thực tế tăng cường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; khẩn trương thực hiện dự án Cổng thông tin điện tử về du lịch và ứng dụng du lịch thông tin trên thiết bị di động tại tỉnh Thanh Hóa; chào và bán dịch vụ online, thanh toán trực tuyến (không dùng tiền mặt)…

Ngoài ra, chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá hoạt động du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch là 2 giải pháp mà Giám đốc Sở VHTTDL đề cập tới.

Đề xuất 5 giải pháp khôi phục, phát triển ngành du lịch Thanh Hóa thích ứng với dịch COVID-19

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ toạ kỳ họp nhận xét phần chất vấn và trả lời chất vấn.

Đánh giá phần chất vấn và trả lời chất vấn của Giám đốc Sở VHTTDL, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ toạ kỳ họp cho rằng báo cáo trả lời chất vấn đúng trọng tâm câu hỏi đại biểu HĐND đặt ra, đã làm rõ được thực trạng, đề ra các giải pháp khôi phục và phát triển du lịch trong thời gian tới.

Đồng chí nhấn mạnh: Trong 2 năm qua ngành du lịch của tỉnh ta đã chịu tác động trực tiếp của đại dịch COVID-19, các hoạt động kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề, các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch gặp rất nhiều khó khăn, nguồn lực tài chính của nhiều doanh nghiệp gần như đã cạn kiệt, khó khăn trong việc trang trải các chi phí. Trong phát biểu trả lời chất của mình, Giám đốc Sở VHTTDL đã trả lời các đại biểu và đề ra một số giải pháp khôi phục hoạt động du lịch trong thời gian tới để thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi kinh tế, khôi phục du lịch Thanh Hoá trong trạng thái “bình thường mới”.

HĐND tỉnh yêu cầu UBND tỉnh, Sở VHTTDL, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây: Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hoạt động du lịch, cập nhật thường xuyên, kịp thời tình hình dịch bệnh, tổ chức quán triệt, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và toàn dân tham gia hoạt động du lịch thực hiện nghiêm túc, triệt để, đồng bộ các quy định bảo đảm an toàn trong hoạt động du lịch, chuẩn bị sẵn sàng cho việc mở cửa và phục hồi ngành du lịch an toàn.

Hướng dẫn kiểm tra, công nhận các khu, điểm du lịch, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch “Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19” và được phép đón tiếp, phục vụ khách du lịch; công bố công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền thông danh sách các khu, điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch được công nhận bảo đảm an toàn đón tiếp, phục vụ khách; xây dựng và công bố các “Tuyến du lịch xanh” để thu hút khách.

Các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án lớn về du lịch. Đây chính là các sản phẩm du lịch mới giúp tỉnh ta khắc phục du lịch một mùa, trở thành du lịch bốn mùa.

Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết phục hồi du lịch trong bối cảnh bình thường mới, khuyến khích các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp nâng mức đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, đổi mới, sáng tạo, xây dựng và phát triển sản phẩm dịch vụ mới, đặc sắc, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu mới của thị trường; tổ chức công bố chương trình kích cầu của tỉnh; phối hợp với các tỉnh, thành phố nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An… tổ chức hội nghị thiết lập hành lang du lịch an toàn, nhằm xúc tiến, quảng bá, thu hút khách du lịch vào 12-2021.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch, nhất là nghiệp vụ du lịch, trình độ ngoại ngữ, văn hoá ứng xử, đáp ứng yêu cầu trong điều kiện mới; tích cực triển khai chương trình chuyển đổi số và các ứng dụng CNTT trong quản lý và phát triển du lịch.

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh giao Sở VHTTDL tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra, bảo đảm vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa phục hồi kinh tế, khôi phục du lịch Thanh Hoá trong trạng thái “bình thường mới”.

NHÓM PV


NHÓM PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]