(Baothanhhoa.vn) - Qua thực tiễn hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực. Thông qua sự hỗ trợ thiết thực của tổ chức đoàn, các cấp, ngành, địa phương cùng với nhiệt huyết và mong ước cống hiến cho quê hương, nhiều dự án khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên đã đạt những giải cao tại các cuộc thi, được minh chứng hiệu quả trong thực tiễn, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp, sáng tạo của thanh niên ở mỗi địa phương.

Tuổi trẻ với khát vọng khởi nghiệp

Qua thực tiễn hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực. Thông qua sự hỗ trợ thiết thực của tổ chức đoàn, các cấp, ngành, địa phương cùng với nhiệt huyết và mong ước cống hiến cho quê hương, nhiều dự án khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên đã đạt những giải cao tại các cuộc thi, được minh chứng hiệu quả trong thực tiễn, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp, sáng tạo của thanh niên ở mỗi địa phương.

Tuổi trẻ với khát vọng khởi nghiệp

Hội nghị khoa học tuổi trẻ sáng tạo do Trường Đại học Hồng Đức tổ chức thu hút đông đảo sinh viên tham dự.

Với ý tưởng lập nghiệp, quyết làm giàu trên mảnh đất quê hương, năm 2016, anh Tặng Văn Sinh, bản Suối Tút, xã Quang Chiểu (Mường Lát) đã xây dựng mô hình trang trại tổng hợp, trồng xoan, lát, bưởi kết hợp nuôi lợn, gà, vịt dưới tán rừng. Trong quá trình sản xuất, anh Sinh nhận thấy ở khu vực biên giới ít người trồng cây quýt đường, nếu thực hiện sẽ có khả năng thành công cao. Nghĩ là làm, anh Sinh mạnh dạn vay vốn để mua 200 cây giống quýt đường về trồng, kết hợp trồng rừng, chăn nuôi. Đến nay, trang trại của anh đã có 450 cây quýt đường, 2 ha rừng trồng cây xoan, lát, dưới tán rừng nuôi hơn 20 con lợn thương phẩm, 150 con gà, 2 sào ruộng... Theo tính toán của anh Sinh, trừ chi phí, anh thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.

Dự án Thiên Phú Smart Airfarm - chế tạo máy phục vụ tự động hóa nghề nấm của hai thanh niên Lê Trọng Thiện, Nguyễn Hoàn (Đông Sơn) tham gia cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên” lần thứ 4, năm 2019 và đã giành giải nhất cuộc thi. Để hiện thực hóa dự án, Lê Trọng Thiện, Nguyễn Hoàn đã thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thiết bị công nghiệp Việt. Trong quá trình triển khai, công ty đã nghiên cứu sản xuất thành công các loại sản phẩm, như: máy đóng bịch nấm tự động trục ngang, máy trộn đa năng, máy phá bịch nấm thải và sàng mùn, máy sấy và băng tải tự động, lò hấp phôi nấm tự động sử dụng điện 3 pha. Đây là những sản phẩm được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh quan tâm và ký kết hợp đồng. Không dừng lại ở việc chế tạo và cung cấp dây chuyền máy móc phụ trợ sản xuất nấm, trong thời gian tới, Lê Trọng Thiện, Nguyễn Hoàn sẽ hướng tới xây dựng Dự án: “Thiên Phú Smart Airfarm - nông trại tự động hóa nghề nấm kết hợp du lịch trải nghiệm” với mục tiêu đến năm 2022 cung cấp 3 nhóm sản phẩm, dịch vụ chính gồm: chế tạo và cung cấp máy móc, thiết bị phụ trợ ngành nấm; sản xuất và phân phối sỉ (lẻ) các dòng sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu; dịch vụ tham quan du lịch trải nghiệm nghề nấm. Sự kết hợp giữa du lịch trải nghiệm với sản phẩm không chỉ tạo ra địa điểm vui chơi, học tập cho học sinh, sinh viên mà còn trở thành điểm nghỉ dưỡng cho gia đình và đào tạo nghề miễn phí cho thanh niên.

Còn anh Quách Văn Bộ, sinh năm 1989, thôn Đồng Mọc, xã Mậu Lâm (Như Thanh) lại khởi nghiệp bằng cách chọn mô hình trang trại tổng hợp, trong đó tập trung phát triển đàn gà Rita với số lượng trên 2.000 con, với mỗi năm có khoảng 8 tấn gà thương phẩm. Ngoài ra, anh Bộ còn triển khai mô hình nuôi ốc nhồi, mỗi năm thu hoạch 2 tấn ốc thương phẩm và 60 vạn ốc giống... Thành công từ mô hình trang trại tổng hợp của anh Quách Văn Bộ đem lại tổng thu nhập khoảng 500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi 200 triệu đồng/năm. Mô hình kinh tế của anh Bộ là một trong 185 mô hình mẫu bí thư chi đoàn phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo thống kê, thanh niên Thanh Hóa hiện nay có khoảng 1 triệu người, độ tuổi từ 16 - 30, chiếm gần 30% dân số và gần 50% lực lượng lao động toàn tỉnh. Để phát huy tiềm năng, khơi nguồn ý tưởng sáng tạo của thanh niên mong muốn khởi nghiệp, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ đoàn trong tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch, triển khai các hoạt động cụ thể, mà trước hết là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, địa phương về vấn đề khởi nghiệp; tuyên truyền về các gương điển hình thanh niên khởi nghiệp thành công để thanh niên học tập, noi theo.

Bên cạnh đó, các cấp bộ đoàn trong tỉnh cũng triển khai nhiều hoạt động, trong đó thành lập các câu lạc bộ (CLB) khởi nghiệp trẻ nhằm chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh hiệu quả, khởi nghiệp thành công; phát triển tổ chức hội doanh nhân trẻ về quy mô, số lượng hội viên nhằm tăng cường mở rộng kết nối các doanh nhân trẻ; thành lập CLB thanh niên với khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm hỗ trợ thanh niên về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi trong nông, lâm nghiệp, thủy sản; hướng dẫn thành lập và nhân rộng các mô hình, như: CLB thanh niên phát triển kinh tế trang trại, tổ hợp tác, HTX thanh niên để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển kinh tế; tổ chức các buổi trao đổi, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, lập nghiệp, tổ chức ngày hội thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi...

Có thể thấy, phong trào khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian qua không chỉ giúp đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân và gia đình mà còn lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc về tinh thần xung kích, sự khát vọng đóng góp sức trẻ để xây dựng quê hương giàu đẹp.

Bài và ảnh: Gia Bảo



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]