(Baothanhhoa.vn) - Sau gần 3 năm sáp nhập, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thường Xuân (gọi tắt là trung tâm) đã có sự điều chỉnh về bộ máy tổ chức, từng bước thực hiện đổi mới, gắn đào tạo nghề với nhu cầu của xã hội, đáp ứng được nguyện vọng học văn hóa gắn với học nghề của con em các dân tộc trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thường Xuân đào tạo nghề gắn với dạy văn hóa

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thường Xuân đào tạo nghề gắn với dạy văn hóa

Học sinh học văn hóa tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thường Xuân.

Sau gần 3 năm sáp nhập, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thường Xuân (gọi tắt là trung tâm) đã có sự điều chỉnh về bộ máy tổ chức, từng bước thực hiện đổi mới, gắn đào tạo nghề với nhu cầu của xã hội, đáp ứng được nguyện vọng học văn hóa gắn với học nghề của con em các dân tộc trên địa bàn.

Tuy đã đạt được một số kết quả khích lệ, song, hiện tại việc học văn hóa kết hợp với học nghề tại trung tâm vẫn gặp ít nhiều khó khăn do nhận thức của phụ huynh còn hạn chế, phần lớn chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến việc học tập của con em. Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS không tiếp tục học lên THPT mà rời quê đi làm ăn xa...

Để huy động học sinh sau tốt nghiệp THCS tham gia học văn hóa gắn với học nghề và công tác đào tạo nghề gắn với học văn hóa đạt hiệu quả, trung tâm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, định hướng nghề cho học sinh phổ thông. Tham mưu cho UBND huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành văn bản chỉ đạo các trường phổ thông làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh. Đồng thời xây dựng kế hoạch hướng nghiệp, giao cho đội ngũ báo cáo viên làm công tác hướng nghiệp chia thành các tổ đến tận thôn, bản nắm bắt tình hình, phát phiếu thăm dò và định hướng cho các em học sinh, hướng tới những học sinh có học lực trung bình, những học sinh không thi vào lớp 10 hoặc thi trượt lớp 10 để tuyên truyền, vận động ra trung tâm vừa học nghề, vừa học văn hóa.

Song song với thực hiện các giải pháp trên, trung tâm liên kết với các trường trung cấp, cao đẳng có các ngành nghề phù hợp, có kinh phí hỗ trợ người học và tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp để dạy nghề cho học sinh. Bà Lê Thị Định, giám đốc trung tâm, cho biết: Từ năm 2017 đến nay trung tâm đã liên kết với 4 trường trung cấp và cao đẳng dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề (5 nghề) cho 150 người. Để đào tạo nghề gắn với tìm đầu ra cho học sinh sau khi tốt nghiệp, trung tâm đấu mối với các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế, thực tập nhằm nâng cao tay nghề và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Nhiều em học tại trung tâm sau khi ra trường có việc làm, thu nhập ổn định, góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện.

Năm học mới 2020-2021 đã cận kề, để huy động được nhiều học sinh đăng ký học ở trung tâm, ngoài việc chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng dạy nghề, dạy văn hóa, trung tâm tiếp tục giữ mối liên kết giữa các doanh nghiệp với trung tâm trong đào tạo và đào tạo theo đơn đặt hàng; tranh thủ sự chỉ đạo của lãnh đạo huyện, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành, các xã, thị trấn nhằm thu hút học sinh. Bên cạnh đó, trung tâm đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục nền nếp, đạo đức, kỹ năng cho học sinh, tạo niềm tin cho phụ huynh và nhân dân. Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy tính tự chủ, hoàn thành mọi nhiệm vụ, duy trì tỷ lệ đậu tốt nghiệp đạt trên 95% và phấn đấu số học sinh đậu cao đẳng, đại học năm sau luôn cao hơn năm trước. Qua đó khẳng định uy tín để người dân tin tưởng cho con em đến trung tâm học tập.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]