(Baothanhhoa.vn) - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 8-1-2022 (gọi tắt là Quyết định 90 - PV), với 7 dự án thành phần. Trong đó, tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn thuộc dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững (gọi tắt là tiểu dự án 1, dự án 4) được xem là một trong những giải pháp tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động… Tuy nhiên khi triển khai mở lớp đào tạo, các địa phương và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh gặp không ít khó khăn.

Sớm gỡ khó tình trạng có tiền mà không thể tiêu được trong đào tạo nghề cho người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 8-1-2022 (gọi tắt là Quyết định 90 - PV), với 7 dự án thành phần. Trong đó, tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn thuộc dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững (gọi tắt là tiểu dự án 1, dự án 4) được xem là một trong những giải pháp tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động… Tuy nhiên khi triển khai mở lớp đào tạo, các địa phương và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh gặp không ít khó khăn.

Sớm gỡ khó tình trạng có tiền mà không thể tiêu được trong đào tạo nghề cho người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn

Khu nhà xưởng thực hành của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Xuân được xây dựng tạm bợ, sơ sài.

Nghịch lý thiếu người học

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Mục tiêu tổng quát của chương trình là thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống... Để thực hiện mục tiêu này, đào tạo nghề được xem là giải pháp căn cơ, bền vững, cụ thể hóa trong tiểu dự án 1, dự án 4. Cụ thể là đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương giao 132,965 triệu đồng. Ngày 15-8-2022, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Quyết định số 2751/QĐ-UBND phê duyệt phân bổ vốn sự nghiệp của chương trình theo 7 dự án thành phần, riêng tiểu dự án 1, dự án 4 được phân bổ với số tiền là 27,886 tỷ đồng. Trong đó, 1,394 tỷ đồng được phân bổ cho cấp tỉnh; 15,338 tỷ đồng cho cấp huyện; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được phân bổ 11,154 tỷ đồng. Những tưởng có tiền, các lớp đào tạo nghề sẽ được mở, nhưng thực tế lại khác.

Thực hiện tiểu dự án 1, dự án 4, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Thường Xuân được phân bổ 326 triệu đồng để đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện hỗ trợ. Theo Phó Giám đốc Trung tâm Hoàng Tiến Hải thì với số tiền này, trung tâm dự kiến mở 4 lớp đào tạo nghề ngắn hạn (dưới 3 tháng) tại địa phương cho người lao động trên địa bàn. Trong đó có 2 lớp nghiệp vụ du lịch gia đình, 1 lớp kỹ thuật chăn nuôi, thú y và 1 lớp kỹ thuật nuôi trồng nấm. Việc tuyển sinh đã được thông báo rộng rãi trên hệ thống truyền thanh các xã, thị trấn, nhất ở là ở những thôn đặc biệt khó khăn và thông qua việc vận động của giáo viên trung tâm từ đầu tháng 11 năm nay. Tuy nhiên đã hơn 1 tháng trôi qua nhưng việc mở lớp vẫn mới chỉ dừng lại ở thông báo tuyển sinh.

Chung thực trạng, Trưởng phòng LĐ, TB&XH huyện Thường Xuân Cầm Bá Quyền cho biết, trong thực hiện tiểu dự án 1, dự án 4, huyện được tỉnh phân bổ 732 triệu đồng. Ngày 20-10-2022, huyện đã ban hành kế hoạch thực hiện, dự kiến mở 5 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho hơn 170 lao động trong tháng 11-2022. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có lớp đào tạo nghề nào được mở. Trong khi đó, theo quy định, người lao động được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại… trong thời gian học nghề.

Lý giải về thực trạng này, Phó Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Xuân Hoàng Tiến Hải cho rằng: Mặc dù trung tâm đã tuyên truyền với người lao động về chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhưng hầu hết người trong độ tuổi lao động thuộc diện hỗ trợ đã đi làm ăn xa. Những người đang sinh sống tại địa phương thì hầu hết đã có việc làm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, không có nhu cầu học thêm nghề. Trong khi trên địa bàn có một số doanh nghiệp giày da cần lao động đã được đào tạo cơ bản thì trung tâm lại không có một chiếc máy may công nghiệp nào để làm phương tiện dạy nghề. Mà nếu có thì trung tâm cũng không có giáo viên cơ hữu. Bởi trong thực hiện nhiệm vụ GDNN thì trung tâm hiện chỉ có 1 giáo viên nghề nông lâm. Việc mở các lớp đào tạo theo tiểu dự án 1, dự án 4 được trung tâm căn cứ trên nhu cầu của người học, nhu cầu việc làm và trang thiết bị hiện có, còn lại giáo viên dạy nghề sẽ đi thuê. Trong khi đó cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề tại trung tâm vừa thiếu vừa xuống cấp, khó đáp ứng được nhu cầu.

Sớm gỡ khó tình trạng có tiền mà không thể tiêu được trong đào tạo nghề cho người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn

Phòng nuôi trồng nấm của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Xuân.

Có tiền nhưng chưa tiêu được

Với huyện 30a Lang Chánh, trong quá trình tổ chức thực hiện đào tạo nghề theo tiểu dự án 1, dự án 4, huyện đã phát hiện một trở ngại lớn hơn. Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Lang Chánh Lê Thế Vinh cho biết, được Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ dự toán 326 triệu để đào tạo nghề theo tiểu dự án 1, trung tâm đã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề ngắn hạn cho khoảng 115 lao động, với các nghề: kỹ thuật trồng rau an toàn; chăn nuôi, chăm sóc gia súc, gia cầm và phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, do phải lập dự toán chi tiết gửi về Sở Tài chính thẩm định theo quy định thì trung tâm đang lúng túng, không biết áp dụng vào văn bản quy phạm pháp luật nào làm cơ sở lập dự toán.

Huyện Ngọc Lặc cũng được Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ 611 triệu đồng thực hiện tiểu dự án 1, dự án 4; trong đó Trung tâm GDNN-GDTX huyện được hỗ trợ 291 triệu đồng đào tạo nghề cho người lao động. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Phạm Văn Đạt, đến nay huyện chưa biết sẽ thực hiện đào tạo nghề ra sao khi chưa có hướng dẫn cụ thể về quy trình mở lớp từ các hình thức khác nhau. Bởi theo Quyết định 90 thì có tới 3 hình thức: đặt hàng, đấu thầu và giao nhiệm vụ. Trong khi đó, cơ sở vật chất, giáo viên cơ hữu dạy nghề của Trung tâm GDNN-GDTX huyện rất hạn chế. Thêm vào đó, trong Quyết định 90 có đối tượng hỗ trợ là người lao động có thu nhập thấp, nhưng lại chưa có văn bản quy định về tiêu chí xác định đối tượng.

Đi tìm nguyên nhân gây ra sự lúng túng của các địa phương và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong triển khai nhiệm vụ đào tạo nghề theo tiểu dự án 1, phóng viên được biết hiện chưa có văn bản quy định cụ thể về định mức chi phí áp dụng cho công tác đào tạo nghề ngắn hạn. Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ, TB&XH Trịnh Thị Minh Hường cũng cho rằng, năm 2017 tỉnh đã có quy định về mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ chi phí đào tạo; mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại đối với người học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn. Tuy nhiên, văn bản này đã không còn phù hợp. Các cơ quan tham mưu đang phối hợp xây dựng quy định mới, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt ban hành.

Sớm gỡ khó tình trạng có tiền mà không thể tiêu được trong đào tạo nghề cho người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn

Một giờ học thực hành ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ngọc Lặc.

Vậy là đã rõ nguyên nhân mấu chốt của sự lúng túng trong triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn. Do chưa có quy định về định mức chi cụ thể nên địa phương và các cơ sở đào tạo nghề không có căn cứ để lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phân bổ. Và khi chưa có căn cứ thì chuyện sợ làm sai trong bối cảnh các cấp ủy, chính quyền đang đẩy mạnh thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là điều hiển nhiên. Đây đang là “nút thắt” của nghịch lý có tiền mà không thể tiêu được trong thực hiện tiểu dự án 1, dự án 4, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Việc chưa có định mức chi cụ thể cho công tác đào tạo nghề ngắn hạn còn khiến Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đang gặp khó khăn ở tiểu dự án 3: Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trao đổi với phóng viên, nhiều địa phương và cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho rằng, trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn, nhất là người lao động ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021 - 2025 sẽ còn nhiều vướng mắc, phát sinh. Song trước mắt các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm gỡ khó, sớm quy định cụ thể về định mức chi trong đào tạo nghề ngắn hạn và quy định tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp, cũng như hướng dẫn chi tiết thực hiện các nhiệm vụ liên quan, để sớm triển khai thực hiện chương trình có ý nghĩa nhân văn và thiết thực này.

Đỗ Đức


Đỗ Đức

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]