(Baothanhhoa.vn) - Mùa xuân là Tết Trồng cây! Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Thực hiện lời kêu gọi Tết Trồng cây của Bác Hồ, hằng năm vào dịp tết đến, xuân về, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung, các huyện miền núi nói riêng lại nô nức trồng cây, gây rừng. Năm 2022 tỉnh ta tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 12-12-2020 của Chính phủ về chủ trương trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới. Qua đó, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Phong trào trồng rừng, trồng cây đầu năm

Mùa xuân là Tết Trồng cây! Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Thực hiện lời kêu gọi Tết Trồng cây của Bác Hồ, hằng năm vào dịp tết đến, xuân về, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung, các huyện miền núi nói riêng lại nô nức trồng cây, gây rừng. Năm 2022 tỉnh ta tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 12-12-2020 của Chính phủ về chủ trương trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới. Qua đó, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Phong trào trồng rừng, trồng cây đầu năm

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pù Nhi (Mường Lát) phối hợp với chính quyền và người dân ra quân hưởng ứng “Tết Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Nhâm Dần 2022.

Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp lên huyện vùng cao Mường Lát và cảm nhận rõ sự thay đổi của vùng đất này, những mảnh đồi trọc trước kia đã được phủ lên một màu xanh ngút ngàn với các loại cây lâm nghiệp. Theo thống kê, huyện Mường Lát hiện có 68.706 ha rừng và đất lâm nghiệp. Từ năm 2012 đến nay, huyện đã trồng mới trên 17.000 ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 77,07% . Có được kết quả trên, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia trồng và chăm sóc rừng, bảo vệ và phát triển rừng. Đến nay, huyện đã thành lập các tổ, nhóm quản lý, bảo vệ rừng tại các xã trong huyện; phối hợp với các xã, thị trấn quy hoạch vùng rừng cần khoanh nuôi, bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ, tích cực trồng rừng kinh tế, góp phần tích cực vào việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Để nâng cao công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững, huyện Mường Lát đang tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả các dự án trồng rừng nhằm tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác phát triển rừng trên địa bàn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm 2022 toàn tỉnh có kế hoạch trồng mới 10.000 ha rừng và trên 6,1 triệu cây phân tán. Trong đó, chú trọng phát triển rừng gỗ lớn, cấp chứng chỉ rừng và các loại cây lâm nghiệp chủ lực, có lợi thế của từng địa phương để hình thành vùng nguyên liệu tập trung, gắn với chế biến và xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị cho ngành lâm nghiệp. Để đạt kế hoạch đề ra, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 11-1-2022 của UBND tỉnh về tổ chức thực hiện “Tết Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Nhâm Dần 2022; đồng thời giao kế hoạch trồng rừng đến UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị cơ sở nhằm chủ động công tác chuẩn bị hiện trường, cây giống để ngay từ đầu năm thời tiết thuận lợi tổ chức ra quân trồng rừng. Chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tầng lớp Nhân dân về vai trò, tác dụng của việc trồng cây, trồng rừng và ý nghĩa của việc thực hiện Tết Trồng cây, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng khả năng cung cấp gỗ và lâm sản; động viên sự tham gia của toàn xã hội chung sức, đồng lòng, tham gia trồng cây, trồng rừng. Đồng thời, quy hoạch các nguồn giống, hệ thống v­­ườn ư­­ơm bảo đảm đủ cây giống lâm nghiệp chất lượng phục vụ trồng rừng; hư­­ớng dẫn kỹ thuật trồng mới; chỉ đạo hoàn thành tốt công tác thiết kế kỹ thuật các công trình lâm sinh; chuẩn bị hiện trường, cây giống; khuyến khích người dân sử dụng cây giống chất lượng cao; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trồng rừng thâm canh. Qua đó, tạo thành phong trào: “Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây, toàn dân trồng cây, trồng rừng” gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái...

Về cơ cấu trồng, vùng trung du và miền núi trồng những loại cây trồng đa tác dụng, như: keo các loại, tếch, xoan ta, sao đen, lát hoa, xà cừ, giổi, lim xanh, giáng hương...; vùng đồng bằng trồng các loại cây bóng mát kết hợp lấy gỗ, cây ăn quả, cây làm cảnh, như: xoài, nhãn, keo, xoan ta, sao đen, lát hoa...; vùng ven biển, ưu tiên trồng các loại cây chắn gió, chắn cát bay, bảo vệ môi trường sinh thái; các khu đô thị, khu công nghiệp, đường phố, đường giao thông, công sở trồng các loại cây xanh tán đẹp tạo bóng mát, cảnh quan như: bằng lăng, muồng hoa vàng, long não, phượng vĩ, ngọc lan; các khu di tích lịch sử, đền, chùa trồng các loại cây đa, bồ đề, ngọc lan, si, lộc vừng...

Bắt đầu từ ngày 6-2-2022, các địa phương trong tỉnh đồng loạt tổ chức lễ phát động “Tết Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Nhâm Dần 2022 và trồng rừng trên địa bàn toàn tỉnh, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, lan tỏa rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Do có nhiều giải pháp tích cực, tính đến ngày 16-2-2022, toàn tỉnh đã trồng được 968 ha rừng tập trung và trên 2.123.000 cây phân tán, trong đó có một số địa phương đạt tỷ lệ trồng rừng cao, như: Như Thanh trên 303 ha, Lang Chánh 105 ha, Cẩm Thủy 230 ha... Đến nay, toàn bộ diện tích rừng trồng đều đảm bảo kỹ thuật, tỷ lệ cây sống đạt cao, hiện đang được Nhân dân và các chủ rừng chăm sóc và phát triển tốt.

Bài và ảnh: Khắc Công


Bài và ảnh: Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]