(Baothanhhoa.vn) - “Sau 3 lần xin vào chiến trường cầm súng chiến đấu nhưng không được đồng ý do không có người thay vị trí công việc, vào một đêm trăn trở không ngủ được, tôi đã lấy dao lam cứa đầu ngón tay mình để viết bức tâm thư nói lên nguyện vọng. Như hiểu lòng tôi, Giám đốc Ty Giao thông bấy giờ đã thay đổi quan điểm và chấp nhận”, cựu binh Trần Quang Nghiêm (84 tuổi ở thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) kể lại.

Người cựu binh từng viết “huyết thư” xin ra trận

“Sau 3 lần xin vào chiến trường cầm súng chiến đấu nhưng không được đồng ý do không có người thay vị trí công việc, vào một đêm trăn trở không ngủ được, tôi đã lấy dao lam cứa đầu ngón tay mình để viết bức tâm thư nói lên nguyện vọng. Như hiểu lòng tôi, Giám đốc Ty Giao thông bấy giờ đã thay đổi quan điểm và chấp nhận”, cựu binh Trần Quang Nghiêm (84 tuổi ở thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) kể lại.

Người cựu binh từng viết “huyết thư” xin ra trận

Vợ chồng ông Nghiêm xem lại những kỷ vật một thời “hoa lửa”.

Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ huyện Vĩnh Lộc những ngày tháng 7 nghi ngút khói hương. Trước mắt tôi là hình ảnh về những người cựu binh, có người cụt tay, cụt chân; có cả những người mẹ già còm cõi, rưng rưng nước mắt bên bia mộ chồng, con đã ngã xuống vì độc lập non sông...

Trong số đó, hình ảnh một cựu binh với dáng người nhỏ, gầy gò, mái tóc bạc đang quỳ gối trước mộ phần đồng chí, đồng đội của mình, khiến ai thấy cũng nghẹn lòng. Ông đã ở đó gần tiếng đồng hồ, ánh mắt đượm buồn, khắc khoải… Dường như ai cũng hiểu ông đang tâm sự với người đồng chí, đồng đội dưới kia bằng những hồi tưởng của tháng năm lửa đạn. Ông là cựu binh Trần Quang Nghiêm.

Phần nhiều những đồng chí, đồng đội của ông đã nằm xuống. Lâu rồi, sức khỏe ông cũng không cho phép việc lên đường vào thăm chiến trường xưa, thắp hương cho đồng đội. Nhưng nhắc nhớ về những ký ức một “thời hoa lửa”, cũng như tháng ngày bị tra tấn nơi ngục tù Phú Quốc thì ông mãi không thể nào quên.

“Khi xung phong lên đường đi chiến đấu, lúc đó tôi là cán bộ văn phòng Ty Giao thông Thanh Hóa. Nhiều lần xin ra trận nhưng không được vì không có người thay vị trí. Vào một đêm không ngủ, tôi đã lấy dao lam cứa đầu ngón tay mình để viết bức tâm thư nói lên nguyện vọng. Như hiểu lòng tôi, Giám đốc Ty Giao thông bấy giờ đồng ý”, ông Nghiêm nhớ lại.

Người cựu binh từng viết “huyết thư” xin ra trận

Ông Nghiêm kể về những ngày chiến tranh cam go, ác liệt.

Ngày 20-2-1965, chiến sĩ Trần Văn Nghiêm (27 tuổi) lên đường nhập ngũ. Biên chế vào đơn vị C3, D10, E68, F351 vào vùng chiến thuật Một (thuộc Quảng Nam - Đà Nẵng), được đào tạo sử dụng pháo Kachiusa (Liên Xô)…

Theo chân người cựu binh về tư gia của ông cách đó không xa. Căn nhà mộc mạc với vườn rau xanh mướt như kéo cả thiên nhiên đến với con người. Bà Trần Thị Tuyết (vợ ông Nghiêm) bỏ mớ rau vào rổ, đon đả mời chào khách. Bà bảo: “Mấy hôm nay khách liên tục nên ông nhà cũng vui hơn. Được kể, hồi ức lại những tháng ngày bom đạn cho con, cháu nghe… ông ấy như khỏe ra”.

Tiếp mạch câu chuyện dang dở, ông Nghiêm nhớ lại: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, được báo công toàn quân, ông phát hiện mình bị nhiễm chất độc hóa học, người thâm tím, mắt mờ... Đồng đội buộc phải thay đổi lịch trình đưa ông đến bệnh viện dã chiến trong rừng sâu thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Nhắc đến đây, giọng cựu binh chùng xuống, tiếng thở dài như đưa tất cả chúng tôi về với thực tại. Vợ chồng cựu binh có với nhau 3 mặt con thì 2 người chịu sự ảnh hưởng của loại chất độc chiến tranh này….

Dường như không muốn gợi chuyện u buồn, người cựu binh kể tiếp câu chuyện. Khi đang điều trị ở bệnh viện dã chiến thì bị máy bay địch phát hiện, bắn phá liên tục. Hầm trú ẩn ở bệnh viện bị sập, ông mắc kẹt trong hầm và bị bắt đưa về trại giam ở Đà Nẵng ngày 5-11-1968.

Tại trại giam Đà Nẵng, ông gặp gỡ những chiến sĩ yêu nước và được giao nhiệm vụ Bí thư Chi đoàn trong khu biệt giam. Ông bảo, mỗi ngày địch hỏi cung từ 30 đến 50 lần, không chỉ vậy, chúng còn sử dụng nhiều biện pháp ép cung như dùng kim cắm vào mười đầu ngón tay, quấn bông vào đầu kim, tẩm xăng đốt. Người ông nóng ran, đau đớn, nghiến răng chịu đựng. Chúng còn nhổ răng, chỉ để cho 2 cái răng cửa, rồi có lần chúng dìm mặt ông vào thùng nước lạnh cho đến khi bất tỉnh...

Người cựu binh từng viết “huyết thư” xin ra trận

Huân chương kháng chiến hạng nhất Chủ tịch nước tặng thưởng cho ông Trần Quang Nghiêm do đã có công lao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nhưng ép cung đến cỡ nào ông Nghiêm vẫn kiên định một lời khai: “Tôi chỉ là cấp dưỡng”. Sau thời gian dài không khai thác được gì, tháng 3-1969 ông cùng các chiến sĩ trong ngục giam được đưa lên tàu chuyển ra giam giữ ở đảo Phú Quốc. Ở đây ông gặp nhiều chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy. Ông cùng các chiến sĩ thực hiện hai nhiệm vụ chính là đòi quyền dân sinh và dân chủ.

Sau thời gian đấu tranh, chiến sĩ của chúng ta được cho nấu ăn, đào giếng. Ông cho biết trong gần 4 năm ở tù ông cũng như các chiến sĩ đã phải trải qua hàng trăm loại hình tra tấn man rợ, đẫm máu. Nhưng với một lòng kiên định, không gì có thể khuất phục, nhiều đồng chí đồng đội của ông đã vượt ngục, trở lại bên đồng đội, cầm súng chiến đấu.

Năm 1973, sau Hiệp định Pari ông và các chiến sĩ còn sống được trao trả. Ông được đưa về an dưỡng, rồi đoàn tụ cùng gia đình. Giờ đây, nhìn lên những tấm huân, huy chương, ông tự hào khi được kể về một thời đã dùng máu xương của mình để góp phần đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]