(Baothanhhoa.vn) - Xác định công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của các cơ quan, đoàn thể, hưởng ứng tích cực của người dân tham gia thực hiện các chính sách DS.

Ngọc Lặc chú trọng nâng cao chất lượng dân số

Xác định công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của các cơ quan, đoàn thể, hưởng ứng tích cực của người dân tham gia thực hiện các chính sách DS.

Ngọc Lặc chú trọng nâng cao chất lượng dân số

Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc được đầu tư trang thiết bị hiện đại, góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Trước đây, công tác DS ở huyện Ngọc Lặc gặp không ít khó khăn, thách thức. Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra phức tạp tại các xã vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tỷ lệ sinh con thứ 3 còn cao, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và tăng sinh còn diễn ra ở một số xã, thị trấn...

Để khắc phục tình trạng này, hàng năm, huyện Ngọc Lặc đã ban hành các kế hoạch, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng DS như: Ban hành kế hoạch thực hiện chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ huyện Ngọc Lặc đến năm 2030; Kế hoạch về thực hiện đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; Kế hoạch thực hiện chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đến năm 2030; Kế hoạch về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2021-2025... Theo đó, xác định truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức, hành vi của người dân đối với công tác DS, với vai trò là cơ quan đầu mối, Trung tâm Y tế huyện đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác DS trong tình hình mới. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn nâng cao năng lực truyền thông công tác DS-KHHGĐ; tham mưu cho huyện tích cực thực hiện các hoạt động, mô hình, đề án nâng cao chất lượng DS, cung ứng dịch vụ thích hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng, như: Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; mô hình “Tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân”; Đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Đề án Nâng cao chất lượng DS các dân tộc ít người... Mô hình “Tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân”, duy trì sinh hoạt các câu lạc bộ sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân tại các xã thực hiện mô hình với nhiều thành viên tham gia; thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng DS các dân tộc ít người...

Tại xã Cao Ngọc, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, triển khai các mô hình nâng cao chất lượng DS, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, mất cân bằng giới tính khi sinh, những năm gần đây chất lượng DS trên địa bàn xã được cải thiện đáng kể.

Chủ tịch UBND xã Cao Ngọc Phạm Văn Hà, cho biết: Để nâng cao chất lượng DS, xã đã đưa những quy định cụ thể trong việc xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc vào hương ước, quy ước thôn, bản để người dân có trách nhiệm thực hiện. Đặc biệt, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về chính sách DS luôn được chú trọng và thực hiện linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn thôn, bản. Ngoài việc treo băng zôn, tuyên truyền trên loa truyền thanh xã..., trạm y tế xã cũng thường xuyên phối hợp với các trưởng thôn, bản, đoàn thể, tổ chức tuyên truyền lồng ghép vào các buổi sinh hoạt định kỳ. Thành lập và duy trì hoạt động câu lạc bộ giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, mất cân bằng giới tính khi sinh với mục đích tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến Luật Hôn nhân và Gia đình; phòng chống bạo lực gia đình; hệ lụy của mất cân bằng giới; tổ chức các buổi nói chuyện về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại trường học, nhằm cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật liên quan về lĩnh vực hôn nhân, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; quan tâm nâng cao sức khỏe sinh sản và KHHGĐ... Qua đó góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc, tình trạng tảo hôn trên địa bàn giảm dần so với trước đây.

Trao đổi với Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ngọc Lặc Hoàng Vĩnh Thắng, được biết: Để nâng cao hiệu quả công tác DS-KHHGĐ trong thời kỳ mới với mục tiêu giảm sinh, nâng cao chất lượng DS, hạn chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh; đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về quy mô, cơ cấu DS, thời gian tới huyện Ngọc Lặc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của công tác DS và phát triển. Chỉ đạo các xã tổ chức tốt truyền thông các đề án, duy trì hoạt động của câu lạc bộ “Phụ nữ không sinh con thứ 3 giúp nhau phát triển kinh tế”, “Sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân”; tập trung tăng cường các hoạt động từ huyện đến cơ sở, nhằm hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra; chủ động giảm sinh và duy trì mức sinh hợp lý, giảm chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng DS.

Bài và ảnh: Hà Phương


Bài và ảnh: Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]