(Baothanhhoa.vn) - Hạnh phúc, đó là cảm xúc của những cặp vợ chồng khi được bế con trên tay sau bao tháng ngày mong chờ. Niềm hạnh phúc khôn tả ấy có được là nhờ sự góp sức của đội ngũ nhân viên y tế tại Khoa Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa.

Mang hạnh phúc đến cho nhiều cặp vợ chồng

Hạnh phúc, đó là cảm xúc của những cặp vợ chồng khi được bế con trên tay sau bao tháng ngày mong chờ. Niềm hạnh phúc khôn tả ấy có được là nhờ sự góp sức của đội ngũ nhân viên y tế tại Khoa Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa.

Mang hạnh phúc đến cho nhiều cặp vợ chồng

Các y, bác sĩ tại Khoa Hỗ trợ sinh sản thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản điều trị vô sinh hiếm muộn.

Bế con trai vào lòng, vợ chồng chị Phạm Thị Lan, xã Lam Giang (Thọ Xuân) không giấu nổi hạnh phúc. Sau bao năm mong mỏi anh chị đã có con khi ngoài 60 tuổi. Chị Lan chia sẻ: “Con trai là món quà bất ngờ của chúng tôi. Thấy con trai ra đời khỏe mạnh, tôi rất hạnh phúc vì đã 62 tuổi mà vẫn có con”. Gia đình anh chị có 2 người con, nhưng không may người con trai đầu ra đi khi tuổi còn trẻ. Nỗi đau mất con khiến chị luôn mong muốn có thêm con. Tuy nhiên, do đã ngoài độ tuổi sinh đẻ nên chức năng buồng trứng của chị đã suy giảm. Chồng mắc chứng vô tinh. Tưởng rằng việc có con là điều không thể với anh chị. Nhưng nhờ sự tư vấn, hỗ trợ sinh sản của các bác sĩ Khoa Hỗ trợ sinh sản chồng chị đã được phẫu thuật mổ tinh hoàn thu tinh trùng để thực hiện thụ tinh nhân tạo (IVF). Phép màu đã đến với gia đình anh chị, ngay lần đầu chuyển phôi đã thành công, đến tháng 4-2021 anh chị đã vỡ òa hạnh phúc khi đón bé trai chào đời.

Chị Cao Thị Dung, Trưởng Khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, cho biết: Chồng chị Phạm Thị Lan, xã Lam Giang là bệnh nhân đầu tiên thực hiện kỹ thuật mổ tinh hoàn. Con trai anh chị là em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật mổ tinh hoàn thu tinh trùng để thực hiện IVF. Việc thực hiện thành công kỹ thuật mổ tinh hoàn đã mang đến cơ hội có con cho nhiều cặp vợ chồng, đặc biệt là những cặp vợ chồng đã nhiều tuổi và hiếm muộn.

Gia đình chị Phạm Thị Lan không phải trường hợp hiếm có con nhờ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Theo thống kê của Khoa Hỗ trợ sinh sản, mỗi năm trung bình có gần 700 bé ra đời từ các biện pháp, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Trong đó, có khoảng 350 bé ra đời từ IVF. Các bé sinh ra đều khỏe mạnh, phát triển tốt. Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn lâu năm, đi chữa trị khắp nơi không hiệu quả cũng đã được các y bác sĩ tại Khoa Hỗ trợ sinh sản can thiệp thành công. Như chị Lê Thị Đào (xã Thọ Dân, Triệu Sơn), lấy chồng nhiều năm những anh chị mãi không có con. Không mang thai tự nhiên được, chị đã quyết định vào TP Hồ Chí Minh can thiệp: 4 lần chuyển phôi, 2 lần làm IVF nhưng tin vui đều không đến với gia đình chị. Tinh thần chị dần suy sụp, kinh tế dần khó khăn. Khi quay về quê hương, chị Đào được mọi người giới thiệu đến khoa hỗ trợ sinh sản can thiệp. Sau thăm khám chị được y, bác sĩ thông tắc vòi trứng, bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Chị đã mang thai ngay sau lần đầu chuyển phôi. Giữa năm 2022, gia đình chị đã vỡ òa trong niềm hạnh phúc mong chờ bao năm.

Có được sự hạnh phúc cho bao cặp vợ chồng như vậy là nhờ đội ngũ y, bác sĩ Khoa Hỗ trợ sinh sản không ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật các kỹ thuật mới. Khoa Hỗ trợ sinh sản, được thành lập từ năm 2004, hiện tại khoa có 19 cán bộ, nhân viên, trong đó có 4 bác sĩ, 15 điều dưỡng viên). Khoa đã tạo điều kiện cho y, bác sĩ tham gia các khóa tập huấn, hội nghị cập nhật các kiến thức chuyên sâu, kỹ thuật mới, nâng cao chuyên môn. Nhờ đó, khoa đã thường xuyên triển khai hiệu quả các kỹ thuật mới tương đương với các bệnh viện lớn trong nước như, kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ISCI); chọc hút tinh trùng từ mào tinh để làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF – PESA/ISCI); sinh thiết phôi ngày 5 để chẩn đoán và sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGD/PGD); trữ đông phôi bằng phương pháp đông phôi nhanh phục vụ cho những trường hợp cần trữ phôi, trữ đông tinh trùng, IVF xin trứng.... Cụ thể, năm 2011: áp dụng kỹ thuật thu tinh trùng từ mào tinh (PESA) và em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật này cũng năm 2011; năm 2012, thực hiện kỹ thuật thoát màng bằng laser; năm 2015, triển khai nuôi phôi ngày 5; năm 2020, triển khai kỹ thuật mổ tinh hoàn và em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật này vào năm 2021… Từ việc luôn đi đầu trong áp dụng các kỹ thuật mới, khó và làm chủ toàn bộ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong điều trị vô sinh hiếm muộn, các y, bác sĩ đã mang lại hạnh phúc cho nhiều cặp vợ chồng, giúp học giảm chi phí đi lại, điều trị.

Cùng với sự nỗ lực của đội ngũ y, bác sĩ, khoa luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của ngành y tế cũng như lãnh đạo bệnh viện. Hiện nay Khoa Hỗ trợ sinh sản được trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị tương đối đồng bộ, hiện đại phục vụ cho khám, điều trị vô sinh - hiếm muộn, như kính hiển vi đảo ngược, kính hiển vi soi nổi, hệ thống tủ nuôi phôi sử dụng khí ngoại nhập... và nhiều trang thiết bị khác. Trung bình mỗi năm, khoa thực hiện gần 500 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm, tỷ lệ thành công đạt trên 60%. 9 tháng năm 2022, khoa đã thực hiện gần 500 chu kỳ, dự kiến cả năm thực hiện 700 chu kỳ.

Ths. BS Cao Thị Dung, Trưởng Khoa Hỗ trợ sinh sản, chia sẻ: “Làm công tác hỗ trợ sinh sản đòi hòi các y, bác sĩ luôn phải nỗ lực, thường xuyên nâng cao chuyên môn, cập nhập kỹ thuật mới. Vất vả vậy, song cũng rất vui. Niềm vui của chúng tôi là nụ cười, giọt nước mắt hạnh phúc của các cặp vợ chồng trong những lần thành công trong điều trị vô sinh. Niềm hạnh phúc của các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn chính là động lực để toàn thể cán bộ trong khoa luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm, nhiệt tình chu đáo đối với bệnh nhân, tạo cảm giác an tâm và niềm tin vào cuộc sống cho các cặp vợ chồng”.

Bài và ảnh: Thùy Linh


Bài và ảnh: Thùy Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]