(Baothanhhoa.vn) - Nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau mà các nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) đang phải gánh chịu, những năm qua Hội NNCĐDC/dioxin huyện Thường Xuân đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ gia đình NNCĐDC. Thông qua các hoạt động thiết thực đã tiếp thêm niềm tin, nghị lực để họ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thường Xuân làm tốt công tác chăm lo đời sống cho nạn nhân da cam

Nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau mà các nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) đang phải gánh chịu, những năm qua Hội NNCĐDC/dioxin huyện Thường Xuân đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ gia đình NNCĐDC. Thông qua các hoạt động thiết thực đã tiếp thêm niềm tin, nghị lực để họ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Thường Xuân làm tốt công tác chăm lo đời sống cho nạn nhân da cam

Hỗ trợ bò cho gia đình nạn nhân da cam được Hội NNCĐDC/dioxin huyện Thường Xuân thực hiện nhiều năm nay.

Thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW ngày 14-5-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, Hội NNCĐDC/dioxin huyện Thường Xuân đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương hưởng ứng phong trào “Hành động vì NNCĐDC ở Việt Nam”, do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động. Qua phong trào, nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện đã tích cực đóng góp, giúp đỡ nạn nhân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, hiệu quả như: ủng hộ quần áo, chăn màn, giường, xe lăn, lương thực, thực phẩm, tặng quà các ngày lễ, tết... Ngoài ra, các tập thể, cá nhân còn tích cực đóng góp xây dựng quỹ NNCĐDC của huyện hội, với tổng số tiền bình quân mỗi năm trên 100 triệu đồng. Hội cấp xã, thị trấn trong huyện đều xây dựng được nguồn quỹ để chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân.

Ông Lê Thanh Nhiệm, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Thường Xuân, cho biết: Với tinh thần đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm, hằng năm huyện hội đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể nhằm tạo điều kiện giúp đỡ NNCĐDC. Đồng thời kêu gọi, vận động các tập thể, cá nhân tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân. Trong 5 năm, từ năm 2015 đến năm 2020, huyện hội đã kêu gọi nhà tài trợ hỗ trợ cho 7 gia đình nạn nhân làm nhà với mức từ 40 - 50 triệu đồng/nhà. Hội cũng đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản, anh em dòng họ hỗ trợ thêm để cùng với gia đình nạn nhân xây dựng nhà mới. Với những gia đình được hỗ trợ tiền làm nhà, sửa nhà bằng các nguồn kinh phí khác, nếu còn khó khăn mà có đơn đề nghị thì huyện hội sẽ tìm hiểu, tùy tình thực tế để hỗ trợ thêm từ 5 đến 10 triệu đồng/nhà. Trong quá trình xây dựng, cán bộ hội thường xuyên bám sát để đôn đốc, giám sát, tư vấn giúp gia đình có được ngôi nhà mới chắc chắn, bền đẹp, hiệu quả sử dụng lâu dài. Với cách làm trên, đến nay, trên địa bàn huyện không còn hộ gia đình NNCĐDC/dioxin phải ở nhà tạm bợ, tranh tre dột nát.

Nhằm tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập cho gia đình nạn nhân, huyện hội đã trích từ nguồn quỹ hỗ trợ cho 10 gia đình nạn nhân mua bò sinh sản. Theo đó, mỗi gia đình nạn nhân được hỗ trợ 10 triệu đồng tiền mặt và quỹ NNCĐDC xã hỗ trợ 5 triệu đồng để mua bò giống sinh sản. Ví như hộ gia đình NNCĐDC Vi Văn Chon, ở xã Yên Nhân, từ nguồn tiền của các cấp hội và anh em hỗ trợ, gia đình bác mua được một con bò cái sinh sản trị giá 16 triệu đồng. Nhờ chăm sóc tốt nên bò lớn, phát triển khỏe mạnh và đã sinh sản được 2 con bê. Hay như hộ bác Lê Hữu Cự, ở xã Thọ Thanh; nạn nhân gián tiếp Lữ Thị Dựa ở xã Xuân Lẹ, Vi Thị Nòng ở xã Xuân Thắng... từ số tiền 15 triệu đồng của huyện hội và hội xã hỗ trợ, các gia đình đã mua bò về chăn nuôi.

Theo ông Nhiệm, hỗ trợ bò là việc làm rất thiết thực, có hiệu quả nên đã được huyện hội thực hiện trong nhiều năm qua. Từ 10 con bê hỗ trợ ban đầu cho 10 gia đình nạn nhân, nay đàn bò đã tăng thêm đầu con, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho các gia đình. Hiệu quả từ việc hỗ trợ bò là rất rõ, vì vậy 6 tháng đầu năm 2021 huyện hội tiếp tục hỗ trợ 4 gia đình nạn nhân ở các xã Lương Sơn, Xuân Dương, Xuân Chinh và thị trấn Thường Xuân, mỗi hộ 10 triệu đồng để mua bò sinh sản. Ngoài ra, huyên hội còn kêu gọi nhà tài trợ hỗ trợ cho 1 gia đình nạn nhân làm nhà mới. Dự kiến công trình sẽ khánh thành vào đầu tháng 8-2021.

Việc thăm hỏi nạn nhân khi ốm đau được huyện hội thường xuyên duy trì, có hỗ trợ tiền thuốc men. Đối với nạn nhân bị bệnh hiểm nghèo tổ chức thăm hỏi, tặng quà vào các ngày lễ, tết, 27-7 và ngày 10-8 hằng năm. Nạn nhân từ trần, tổ chức hội đến phúng viếng, chia buồn cùng gia đình. Ngoài ra, hội còn chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước đối với người bị phơi nhiễm chất độc hóa học; giải quyết hồ sơ tồn đọng để họ được công nhận là NNCĐDC, được thụ hưởng chế độ, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước. Phối hợp với các tổ chức liên quan tư vấn về sức khỏe, sinh sản, việc làm, giúp nạn nhân vượt lên khó khăn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, do các nạn nhân tuổi ngày càng cao, sức khỏe ngày càng yếu, hàng ngày, hàng giờ phải đối diện với nỗi đau về thể xác và tinh thần. Hầu hết gia đình họ gặp khó khăn trong bước đường mưu sinh do thiếu lao động, thiếu vốn sản xuất nên cái nghèo còn đeo bám. Họ đang rất cần sự đồng cảm, chia sẻ, chung tay giúp đỡ hơn nữa của xã hội.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]