(Baothanhhoa.vn) - Đến nay, trên địa bàn huyện Như Thanh có hơn 200 trang trại; tập trung nhiều ở các xã Phú Nhuận, Xuân Du, Yên Thọ, Xuân Khang, Thanh Tân, Xuân Thái... với các loại hình chủ yếu, như: Trang trại thủy sản, trang trại lâm nghiệp, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trang trại tổng hợp, trang trại trồng cây hàng năm. Bằng nguồn vốn tự có và vốn vay, bình quân mỗi trang trại có số vốn 160 triệu đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Thanh: Kinh tế trang trại tạo việc làm mới cho 800 lao động

Đến nay, trên địa bàn huyện Như Thanh có hơn 200 trang trại; tập trung nhiều ở các xã Phú Nhuận, Xuân Du, Yên Thọ, Xuân Khang, Thanh Tân, Xuân Thái... với các loại hình chủ yếu, như: Trang trại thủy sản, trang trại lâm nghiệp, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trang trại tổng hợp, trang trại trồng cây hàng năm. Bằng nguồn vốn tự có và vốn vay, bình quân mỗi trang trại có số vốn 160 triệu đồng.

Các trang trại đã giải quyết việc làm cho gần 800 lao động. Tổng thu nhập từ kinh tế trang trại mỗi năm đạt gần 90 tỷ đồng, thu nhập của người lao động đạt hơn 2,5 triệu đồng/người/tháng. Kinh tế trang trại đã phát huy tiềm năng đất đai, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại còn mang tính tự phát, sản xuất phân tán không tạo thành vùng sản xuất tập trung, việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Nhiều trang trại còn gặp khó khăn về vốn, lúng túng trong việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, dẫn đến hiệu quả của kinh tế trang trại chưa cao.


K.P

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]