(Baothanhhoa.vn) - Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Sông Chàng (Như Xuân) được giao quản lý bảo vệ 8.250ha rừng (bao gồm đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất), với 4 trạm bảo vệ rừng, mỗi trạm có 3 cán bộ, điều kiện sinh hoạt tại các trạm thiếu thốn, vất vả, không có điện, không sóng điện thoại, không nước sinh hoạt, lại nằm sâu trong rừng già. Vượt qua khó khăn, thiếu thốn, những người cán bộ ở các trạm luôn quyết tâm giữ vững ổn định an ninh rừng.

Giữ bình yên cho những cánh rừng

Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Sông Chàng (Như Xuân) được giao quản lý bảo vệ 8.250ha rừng (bao gồm đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất), với 4 trạm bảo vệ rừng, mỗi trạm có 3 cán bộ, điều kiện sinh hoạt tại các trạm thiếu thốn, vất vả, không có điện, không sóng điện thoại, không nước sinh hoạt, lại nằm sâu trong rừng già. Vượt qua khó khăn, thiếu thốn, những người cán bộ ở các trạm luôn quyết tâm giữ vững ổn định an ninh rừng.

Giữ bình yên cho những cánh rừng

Xác định công tác bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm, vì vậy ngay từ đầu năm Ban QLRPH Sông Chàng đã ban hành, triển khai xây dựng các văn bản chỉ đạo và tổ chức thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng trên toàn phần quản lý nhằm tuyên truyền, giáo dục, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

Giữ bình yên cho những cánh rừng

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thuộc Ban QLRPH Sông Chàng gồm 20 người biên chế tại các trạm bảo vệ rừng, giao địa bàn quản lý cho các trạm bảo vệ rừng cụ thể, rõ ràng trên thực địa; trang bị dụng cụ, công cụ đảm bảo phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của các trạm bảo vệ rừng.

Giữ bình yên cho những cánh rừng

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tại các trạm luôn bám sát địa bàn, bám sát nội dung, giải pháp của phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022; thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng tại gốc trên toàn phần được giao; đồng thời cài cắm, nắm thông tin, xác định cụ thể các nhân tố trên địa bàn có thể xảy ra ảnh hưởng, mất ổn định an ninh rừng theo từng thời điểm để triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc vi phạm gây thiệt hại đến rừng, không để xảy ra cháy rừng.

Giữ bình yên cho những cánh rừng

Ban QLRPH Sông Chàng phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị giáp ranh, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn kiểm tra, đánh giá hiện trạng an ninh rừng. Thời điểm hiện tại, không để xảy ra khai thác rừng trái phép, an ninh rừng được giữ ổn định, không có hiện tượng xâm lấn rừng và không để xảy ra cháy rừng, rừng sinh trưởng và phát triển tốt.

Giữ bình yên cho những cánh rừng

Các trạm bảo vệ rừng cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho Nhân dân trong vùng về công tác bảo vệ rừng; triển khai trồng cây trên diện tích nhận khoán sau khi khai thác rừng trồng, tiến hành trồng lại rừng bằng giống nuôi cấy mô đạt 100% kế hoạch năm.

Giữ bình yên cho những cánh rừng

Do diện tích rừng tự nhiên phòng hộ nằm ở khu vực cách xa khu dân cư nên giao thông đi lại khó khăn. Đặc biệt vào mùa mưa bão, đường hay bị sạt lở.

Giữ bình yên cho những cánh rừng

Các trạm bảo vệ rừng đều nằm sâu trong khu vực rừng phòng hộ, điều kiện sinh hoạt của các anh em còn gặp nhiều khó khăn, hầu hết đều chủ động nguồn lương thực thực phẩm.

Giữ bình yên cho những cánh rừng

Anh Nguyễn Sỹ Thượng, quê ở phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa), Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng Khe Tòng cho biết: “Trạm cách đường mòn Hồ Chí Minh hơn 25km, nếu thời gian mưa gió nhiều, đường đất rừng sạt trượt, lầy lội anh em chúng tôi phải ở gần nửa tháng trong rừng. Không có sóng điện thoại, không có điện lưới nên sinh hoạt còn nhiều khó khăn. Trạm bảo vệ rừng Khe Tòng có 3 người, được giao tuần tra, kiểm soát, bảo vệ và quản lý hơn 2.000ha rừng, gồm tiểu khu 646, 641 và 638. Trung bình, mỗi ngày anh em phải băng rừng, lội suối hơn 20km đường rừng để tuần tra”.

Giữ bình yên cho những cánh rừng

Ngoài thời gian tuần tra bảo vệ rừng, cán bộ các trạm bảo vệ rừng thuộc Ban QLRPH Sông Chàng tranh thủ nuôi thêm gà, trồng rau để bảo đảm nguồn thực phẩm.

Giữ bình yên cho những cánh rừng

Anh Phạm Văn Hải, quê huyện Hà Trung, cán bộ Trạm bảo vệ rừng Đá Chai là người trẻ nhất các trạm. Anh Hải mới ra trường và nhận nhiệm vụ tại Ban QLRPH được hơn 1 năm. Xa nhà, trạm ở khu vực xa dân cư nên mọi sinh hoạt, ăn uống của những cán bộ bảo vệ rừng đều phải tự túc.

Giữ bình yên cho những cánh rừng

Trong rừng sâu, xa khu dân cư nên thực phẩm được cán bộ các trạm bảo vệ rừng tự túc chính là cua, cá ở các khe suối, sông...

Giữ bình yên cho những cánh rừng

... và chăn nuôi thêm đàn gia súc, gia cầm...

Giữ bình yên cho những cánh rừng

Anh Hà Văn Ngọc, Trưởng trạm bảo vệ rừng Vực Rựa, quê Như Thanh có thâm niên công tác lâu năm đã quen với công việc cũng như nếp sinh hoạt trong rừng. Trạm cách đường mòn Hồ Chí Minh hơn 30 km. Để chuyến đi tuần rừng đạt hiệu quả, trước ngày đi anh em dậy từ sớm chuẩn bị đồ đạc, lương thực, quần áo, vật dụng cá nhân... đem theo ăn tạm trong rừng. Do địa bàn giáp danh với các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Châu (Nghệ An), lâm tặc thường lợi dụng thời tiết xấu để xâm nhập, vì vậy thời tiết càng bất lợi thì anh em lại càng phải tăng cường tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng.

Giữ bình yên cho những cánh rừng

Vượt qua khó khăn, thiếu thốn, những cán bộ ở các trạm thuộc Ban QLRPH Sông Chàng (Như Xuân) vẫn luôn quyết tâm giữ màu xanh cho những cánh rừng.

Trung Huấn


Trung Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]