(Baothanhhoa.vn) - Việc hợp tác triển khai thực hiện “Dự án 30.000 lao động chất lượng cao” theo mô hình dịch chuyển lao động quốc tế gắn với đào tạo kỹ năng nghề vừa được ký kết giữa Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) với Công ty CP Tập đoàn cung ứng nguồn nhân lực JHL Việt Nam vào trung tuần tháng 12-2021 được đánh giá sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển thị trường lao động, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Dự án 30.000 lao động chất lượng cao”: Thúc đẩy dịch chuyển lao động quốc tế gắn với đào tạo kỹ năng nghề

Việc hợp tác triển khai thực hiện “Dự án 30.000 lao động chất lượng cao” theo mô hình dịch chuyển lao động quốc tế gắn với đào tạo kỹ năng nghề vừa được ký kết giữa Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) với Công ty CP Tập đoàn cung ứng nguồn nhân lực JHL Việt Nam vào trung tuần tháng 12-2021 được đánh giá sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển thị trường lao động, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

“Dự án 30.000 lao động chất lượng cao”: Thúc đẩy dịch chuyển lao động quốc tế gắn với đào tạo kỹ năng nghề

Công ty CP Đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long phối hợp với huyện Ngọc Lặc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

Bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Sở LĐ-TBXH, chia sẻ: Là tỉnh có dân số đông thứ 3 cả nước với trên 3,68 triệu người (sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), trong đó dân số trong độ tuổi lao động trên 2,4 triệu người, chiếm 66,6% thì sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là rất cần thiết. Mặt khác, dịch COVID-19 thời gian qua khiến người lao động dịch chuyển từ nơi khác về Thanh Hóa khá đông, với khoảng 205.000 người, trong đó có 161.000 người trong độ tuổi lao động. Vì vậy, ngay sau lễ ký kết hợp tác, Sở LĐ-TBXH đã ban hành các văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn phối hợp với Công ty CP Đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long, đơn vị thành viên của Tập đoàn JHL Việt Nam thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người lao động trên địa bàn. Trước mắt, tập trung vào các đối tượng thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; lao động trở về từ vùng dịch; học sinh các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên... đủ điều kiện để họ đăng ký tham gia “Dự án 30.000 lao động chất lượng cao” nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam và thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Đài Loan, trong các ngành: cơ khí và kim loại, điện tử, xây dựng, chế biến thực phẩm và dịch vụ chăm sóc.

Ông Nghiêm Quốc Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn cung ứng nguồn nhân lực JHL, cho biết: Dự án sẽ tuyển chọn 30.000 lao động Thanh Hóa để đào tạo, cung ứng 10.000 vị trí việc làm tại các doanh nghiệp FDI, 10.000 vị trí việc làm tại các doanh nghiệp trong nước, 5.000 lao động cho thị trường Nhật Bản và 5.000 lao động cho thị trường Đài Loan. Tham gia dự án, người lao động được đào tạo tác phong, kỹ năng nghề và ngôn ngữ. Trong thời gian đào tạo được giới thiệu đến các doanh nghiệp FDI trong nước, hưởng lương từ 6 đến 10 triệu đồng/người/tháng. Khi tích lũy đủ kinh nghiệm, tài chính, nếu có nhu cầu sẽ được Tập đoàn JHL phái cử đi làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan với mức thu nhập 35 triệu đến 40 triệu đồng/tháng, khi trở về sẽ được giới thiệu việc làm, định hướng khởi nghiệp.

Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, tham mưu, hỗ trợ sát sao trong công tác triển khai của Sở LĐ-TBXH, huyện Ngọc Lặc đã triển khai “Dự án 30.000 lao động chất lượng cao” trong khoảng thời gian rất ngắn, tại các xã Nguyệt Ấn, Kiên Thọ và thị trấn Ngọc Lặc đã lập danh sách được 242 lao động phù hợp độ tuổi, hiện công việc chưa ổn định cho Tập đoàn JHL để tư vấn về chương trình. Ngoài ra, tập đoàn còn phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ngọc Lặc tổ chức tư vấn hướng nghiệp trực tiếp cho 150 quân nhân vừa xuất ngũ; phối hợp với Trường Trung cấp nghề Ngọc Lặc tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho 300 học sinh cuối cấp. Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, tập đoàn tiếp tục phối hợp với các hội, đoàn thể tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức tập huấn đào tạo cho đoàn viên, hội viên ưu tú để xây dựng đội ngũ cộng tác viên tại cơ sở; xây dựng kế hoạch truyền thông tư vấn, hướng nghiệp trực tiếp, gián tiếp tới người lao động, bộ đội xuất ngũ và học sinh cuối cấp 3 về chương trình.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH, việc ký kết hợp tác cung ứng và dịch chuyển lao động quốc tế gắn với đào tạo kỹ năng nghề là hướng đi mới, bước tiến quan trọng trong hợp tác giữa doanh nghiệp với địa phương, được triển khai thí điểm tại Thanh Hóa, góp phần tạo đà khởi động cho thị trường cung ứng lao động nửa đầu năm 2022. Đây là chủ trương đúng, cần nhân rộng trong thời gian tới. Theo Thứ trưởng, trước đây người lao động đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo tay nghề, kỹ năng. Người lao động muốn có thu nhập cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế cần được đào tạo bài bản, góp phần phát triển nguồn nhân lực, một trong những mũi nhọn đột phá mà tỉnh Thanh Hóa đề ra. Đây cũng là nút thắt cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.

Bài và ảnh: Vân Sơn


Bài và ảnh: Vân Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]