(Baothanhhoa.vn) - Trong thời đại công nghiệp tri thức không ngừng lớn mạnh và giữ vai trò chủ đạo, thì nhân tố con người – nguồn nhân lực, càng trở nên quan trọng. Xác định rõ điều này, nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm đào tạo, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Động lực cho sự phát triển

Trong thời đại công nghiệp tri thức không ngừng lớn mạnh và giữ vai trò chủ đạo, thì nhân tố con người – nguồn nhân lực, càng trở nên quan trọng. Xác định rõ điều này, nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm đào tạo, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Động lực cho sự phát triển

Trang thiết bị phòng thí nghiệm của Trường ĐH Hồng Đức được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực.

Để phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển, cũng như xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng. Ví như, Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011–2020; Chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020; Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế, giai đoạn 2021-2025. Ngoài ra, HĐND, UBND tỉnh cũng đã ban hành một số cơ chế, chính sách để thu hút, đãi ngộ cán bộ, như cơ chế, chính sách liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học (ĐH) và sau ĐH của Trường ĐH Hồng Đức với các trường ĐH nước ngoài; hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo...

Bám sát chủ trương, định hướng, đặc biệt là thực hiện mục tiêu chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh, các cấp, các ngành, nhất là các trường ĐH, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tập trung đổi mới nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bổ sung cho các lĩnh vực của tỉnh. Điển hình là, Trường ĐH Hồng Đức đã không ngừng nỗ lực, nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá theo hướng đáp ứng chuẩn năng lực nghề nghiệp, giúp sinh viên ra trường có thể thích ứng tốt với thị trường lao động. Đặc biệt, nhờ chiến lược đúng đắn trong công tác xây dựng đội ngũ và cơ sở vật chất, chú trọng phát triển đào tạo và khoa học và công nghệ, đến nay Trường ĐH Hồng Đức đã tự tổ chức đào tạo 5 chuyên ngành trình độ tiến sĩ, 20 chuyên ngành trình độ thạc sĩ, 1 chương trình thạc sĩ liên kết với Trường ĐH Soongsil của Hàn Quốc. Quy mô đào tạo hàng năm từ 650 - 700 học viên cao học và nghiên cứu sinh; đã tổ chức bảo vệ thành công 2.252 luận văn thạc sĩ, 6 luận án tiến sĩ. Ngoài ra, Trường ĐH Hồng Đức còn liên kết với các trường ĐH trong nước đào tạo được 266 thạc sĩ các chuyên ngành... Bên cạnh đó, nhà trường còn chú trọng mở rộng hợp tác với hơn 50 đối tác trên 25 quốc gia, như: Đức, Pháp, Singapore, Ba Lan, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Lào... với nhiều chương trình hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Động lực cho sự phát triển

Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực.

Các cơ sở giáo dục khác như Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Cao đẳng Y Thanh Hóa, Phân hiệu ĐH Y Hà Nội tại Thanh Hóa... cũng đã tập trung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và năng lực người học; xác định những ngành, nghề có thế mạnh, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh để tập trung xây dựng thành các khoa, ngành đào tạo chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia và khu vực; xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra đối với từng ngành, nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội. Theo thống kê, giai đoạn 2016-2020 toàn tỉnh đào tạo, cung ứng cho thị trường được 410.600 lao động, vượt 3,7% kế hoạch, trong đó các cơ sở giáo dục ĐH đào tạo khoảng 18.000 người, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo 392.600 người. Về cơ bản nguồn nhân lực đã đáp ứng yêu cầu ở các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng và hệ thống chính trị trong tỉnh. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động vẫn còn là khâu yếu trong tổng hòa các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI trên địa bàn vẫn chưa nhiều...

Từ thực tiễn đặt ra, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục xác định đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh. Như vậy quan điểm của tỉnh về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển là rất rõ ràng và cũng là xu thế tất yếu. Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao mới có thể giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh gay gắt, khốc liệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển sang kinh tế số. Trước những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhất là khi Thanh Hóa đã, đang hình thành nhiều trọng điểm phát triển kinh tế với khả năng thu hút một lượng lớn lao động, thì nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao càng phải được chú trọng. Đặc biệt, cần phải thay đổi nhận thức rằng, cơ hội “vàng” không còn là nguồn lao động trẻ, dồi dào, mà phải là nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ đó, xác định hướng đột phá quan trọng nhất là tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách kinh tế và cơ chế quản lý, chủ động “đi tắt đón đầu” trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Có như vậy mới tạo được xung lực mạnh nhằm giải phóng mọi tiềm năng, lợi thế, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Bài và ảnh: Phong Sắc


Bài và ảnh: Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]