(Baothanhhoa.vn) - Lũ quét, sạt lở đất thường xảy ra bất ngờ và gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Trong những năm vừa qua, hàng chục trận lũ quét, sạt lở đất đã tàn phá nhiều huyện miền núi tỉnh ta với quy mô và phạm vi ngày càng lớn, gây tổn thất nghiêm trọng về người và tài sản cũng như môi trường sinh thái. Hiện nay, hơn 6.000 hộ dân tại 10/11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; trong đó có 3 huyện thuộc vùng trọng điểm, nguy cơ rất cao, gồm Mường Lát, Quan Sơn và Quan Hóa.

Chủ động đối phó với nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi

Lũ quét, sạt lở đất thường xảy ra bất ngờ và gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Trong những năm vừa qua, hàng chục trận lũ quét, sạt lở đất đã tàn phá nhiều huyện miền núi tỉnh ta với quy mô và phạm vi ngày càng lớn, gây tổn thất nghiêm trọng về người và tài sản cũng như môi trường sinh thái. Hiện nay, hơn 6.000 hộ dân tại 10/11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; trong đó có 3 huyện thuộc vùng trọng điểm, nguy cơ rất cao, gồm Mường Lát, Quan Sơn và Quan Hóa.

Chủ động đối phó với nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi

Hộ dân xã Trung Thượng (Quan Sơn) sinh sống ven sông Lò có nguy cơ cao ảnh hưởng của thiên tai.

Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt và sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan và Nhân dân trong tỉnh, các chương trình, dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai đã được triển khai, nhân rộng, cơ bản đáp ứng mục tiêu đặt ra. Các hộ vùng ảnh hưởng thiên tai đã được thụ hưởng chính sách để ổn định cuộc sống, yên tâm phát triển sản xuất tại nơi ở mới. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân đang dần được nâng lên, góp phần xây dựng nông thôn mới tại các địa phương vùng dự án. Theo báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, giai đoạn 2021–2025 trên địa bàn các huyện miền núi đã và đang thực hiện kế hoạch sắp xếp ổn định cho 2.846 hộ dân tại 54 xã, trong đó có 1.122 hộ tái định cư (TĐC) xen ghép, 846 hộ TĐC liền kề, 878 hộ TĐC tập trung. Hiện nay, đã thực hiện cho 151 hộ TĐC tập trung theo lệnh đầu tư khẩn cấp và đã trình HĐND tỉnh 389 hộ TĐC tập trung và liền kề. Đối với các hộ TĐC xen ghép, các địa phương đã vận động để các hộ chủ động di dời sớm.

Ngoài thực hiện kế hoạch năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chủ động đề xuất thực hiện các khu TĐC tập trung năm 2023 và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức rà soát, đánh giá mức độ cấp bách và đề xuất danh mục, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án bố trí, ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong năm 2022; đề xuất 5 dự án di dời dân cư khẩn cấp khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là: Dự án di dân TĐC tập trung bản Cang, xã Mường Chanh (Mường Lát); dự án di dân TĐC tập trung bản Kéo Té, xã Nhi Sơn (Mường Lát); dự án di dân TĐC tập trung bản Muống, xã Sơn Thủy (Quan Sơn); dự án di dân TĐC tập trung bản Bon, thị trấn Sơn Lư (Quan Sơn); dự án di dân TĐC tập trung bản Sơn Thành, xã Thành Sơn (Quan Hóa). Trước đó, giai đoạn 2016-2020, được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành, trên địa bàn toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 14 khu TĐC tập trung cho 597 hộ trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước. Các khu TĐC tập trung này thực sự là nơi giúp cuộc sống của người dân được “hồi sinh” sau khi phải hứng chịu tác động, thiệt hại nặng nề về người và của do thiên tai gây ra.

Nét nổi bật trong chương trình bố trí, sắp xếp dân cư là đã gắn việc di dân với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Điều chỉnh, kết cấu lại các điểm dân cư gắn với quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi cộng đồng, từ đó đảm bảo việc đầu tư cơ sở hạ tầng được thuận lợi và tiết kiệm, nhiều bản làng mới được hình thành, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi. Đặc biệt, việc lồng ghép các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh tại các địa phương. Đời sống của các hộ dân dần được ổn định, yên tâm phát triển sản xuất, không còn tình trạng di cư tự do và chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, diện tích rừng được khôi phục và phát triển, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát huy được sức mạnh quốc phòng toàn dân trong việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Hiện nay, UBND các huyện, xã đã tiến hành rà soát xây dựng kế hoạch sử dụng đất hằng năm và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 để bố trí quỹ đất thực hiện việc sắp xếp, ổn định dân cư cho các vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và những hộ dân sống rải rác, dân di cư tự do, làm căn cứ để thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất theo quy định của pháp luật. Thực hiện công tác vận động, khuyến khích các hộ gia đình còn dư quỹ đất ở nơi an toàn chuyển nhượng cho các hộ thuộc đối tượng ảnh hưởng thiên tai cần phải di chuyển TĐC để các hộ này ổn định cuộc sống tại nơi ở mới. Với các hộ di dời tự nguyện, cần được địa phương (tiếp nhận) xác nhận giao đất ở tại các khu quy hoạch giãn dân đã được phê duyệt. Cùng với đó, tỉnh, huyện cần quan tâm đến việc hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề, dịch vụ, tín dụng,... để việc sắp xếp, bố trí cho các hộ dân cư sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi đạt hiệu quả cao, bền vững.

Bài và ảnh: Thu Hòa


Bài và ảnh: Thu Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]