(Baothanhhoa.vn) - Kể từ khi ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh (ngày 23 - 2), đến nay “cơn bão” dịch bệnh trên đàn lợn đã lan tới 26 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn. Tuy tỉnh và các địa phương đã có nhiều biện pháp phòng chống, song dịch bệnh vẫn lây lan với tốc độ nhanh không ngờ. Qua thực tế, các cơ quan chuyên môn, các địa phương cùng người chăn nuôi đã xác định được những con đường lây lan cụ thể, cần có biện pháp phòng ngừa để hạn chế dịch bệnh tiếp tục phát tán.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bệnh dịch tả lợn châu Phi - nhận diện những con đường lây lan để phòng tránh

Kể từ khi ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh (ngày 23 - 2), đến nay “cơn bão” dịch bệnh trên đàn lợn đã lan tới 26 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn. Tuy tỉnh và các địa phương đã có nhiều biện pháp phòng chống, song dịch bệnh vẫn lây lan với tốc độ nhanh không ngờ. Qua thực tế, các cơ quan chuyên môn, các địa phương cùng người chăn nuôi đã xác định được những con đường lây lan cụ thể, cần có biện pháp phòng ngừa để hạn chế dịch bệnh tiếp tục phát tán.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi - nhận diện những con đường lây lan để phòng tránh

Ô tô chở thực phẩm có nguồn gốc từ thịt lợn được cán bộ Trạm kiểm dịch động vật Dốc Xây (Bỉm Sơn) yêu cầu dừng xe kiểm tra nhanh và phun hóa chất khử trùng. Ảnh: L.Đ

uy mới chiếm 2,2% tổng đàn, song số lượng đàn lợn của tỉnh Thanh Hóa lớn vào bậc nhất cả nước nên đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có hơn 32.939 con lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi với tổng trọng lượng gần 2.258 tấn lợn buộc phải tiêu hủy. Tại ổ dịch đầu tiên ở gia trại của ông Lê Văn Thanh, thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long (Yên Định) vào ngày 23-2, toàn bộ số lợn ở đây đã được tiêu hủy ngay sau khi có kết luận của cơ quan thú y, triển khai các biện pháp phòng chống như phun thuốc khử trùng, rải vôi bột và cách ly. Nhưng cũng chỉ vài ngày sau đó, dịch bệnh vẫn lan sang những hộ và trang trại bên cạnh. Tỉnh, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như huyện Yên Định rất quyết tâm để ngăn chặn dịch bệnh phát tán khỏi ổ dịch đầu tiên này. Tuy nhiên, mọi biện pháp “cầm cự” cũng chỉ được 18 ngày. Bởi lẽ, đến ngày 11-3, xuất hiện thêm 2 ổ dịch của các hộ liền kề, buộc phải tiêu hủy 88 con lợn. Câu hỏi đặt ra lúc này là, tại sao công tác phun thuốc khử trùng, cách ly rất chặt chẽ mà dịch bệnh vẫn phát tán? Nhiều chuyên gia, cán bộ ngành nông nghiệp cho rằng, có thể do côn trùng như ong, bướm hay các con vật như chim, chuột, mèo... phát tán từ chuồng trại có dịch đến chuồng trại có lợn chưa nhiễm bệnh.

Từ xã Định Long, dịch bệnh nhanh chóng lây lan ra các xã lân cận của huyện Yên Định, rồi lan xuống huyện Thiệu Hóa. Đến đầu tháng 3-2019, sau khi cả tỉnh xuất hiện 28 ổ dịch trên địa bàn 3 địa phương đầu tiên là Yên Định, Thiệu Hóa và TP Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện ra: 14 trong tổng số 28 ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi đầu tiên của tỉnh lấy thức ăn từ các tỉnh, thành phố đã có dịch từ trước đó. Trong đó, 1 hộ lấy thức ăn từ huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; 1 hộ mua thức ăn từ TP Hải Phòng, 12 hộ khác lấy thức ăn từ 1 công ty đóng trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Thời điểm ấy, 2 trong 3 địa phương nói trên chính là những tỉnh, thành phố xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi đầu tiên ở Việt Nam. Hằng ngày, các xe ô tô tải chở cám từ nhà máy thuộc các địa phương đã có dịch đi cung ứng các bao thức ăn đến một số trang trại, gia trại lợn của các tỉnh phía Bắc, rồi mới vào các chuồng trại của các hộ ở Thanh Hóa. Rõ ràng, các xe ô tô chở cám đi qua các vùng dịch, đem theo vi rút, mầm bệnh về 14 chuồng, trại của tỉnh Thanh Hóa gây ra những ổ dịch đầu tiên. Từ sau thời điểm này, tỉnh yêu cầu các địa phương cấm xe ô tô tải chở cám đến từng trang trại, mà phải tập kết ở một điểm tại xã, sau đó các chủ trang trại, gia trại dùng xe gia đình đến chở từng chuyến về.

Một hình thức phát tán dịch bệnh khác được khuyến cáo chính là do con người. Việc những đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác chống dịch đi từ vùng này đến vùng khác rất có thể mang theo mầm bệnh qua giày dép, quần áo, lốp xe ô tô... Đây là kinh nghiệm rút ra từ đợt dịch tai xanh trên đàn lợn của tỉnh Thanh Hóa vào năm 2008, chính vì vậy, trong đợt bệnh dịch tả lợn châu Phi lần này, các đoàn kiểm tra chỉ được đến UBND xã và một số điểm để tuyên truyền, chỉ đạo công tác phòng tránh, không vào tận các chuồng trại của người dân. Nhiều văn bản chỉ đạo, các khuyến cáo, những giải pháp được chuyển qua đường gmail về các địa phương, hoặc tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cấp huyện, xã thay vì đến tuyên truyền, chỉ đạo ở các trang trại.

Con người chính là tác nhân gây phát tán dịch bệnh cho đàn lợn - điều này càng được minh chứng rõ nét bởi, trong 28 hộ, trang trại, gia trại đầu tiên của tỉnh có lợn nhiễm bệnh, có 10 hộ trước đó hoặc đã mua thịt lợn về ăn, dùng thức ăn thừa cho lợn ăn hoặc có thương lái đến hỏi thăm mua lợn. Những thương lái đi xe mô tô, có rọ phía sau, đã qua nhiều chuồng trại, giao dịch, bắt lợn. Có ý kiến cho rằng, những tờ tiền giao dịch của thương lái, của người bán thịt hay mua bán hằng ngày cũng có thể mang theo mầm bệnh, lây lan bệnh dịch tả lợn châu Phi, cần chú ý.

Trên thực tế, chưa có cơ sở chứng minh vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi lây qua đường không khí, mà chủ yếu lây lan qua các vật trung gian. Tuy nhiên, vi rút này có thể lây lan qua nguồn nước. Những tháng qua, vẫn có phản ánh từ lãnh đạo các địa phương và người dân, ở một số nơi xuất hiện xác lợn chết được vứt trên một số kênh mương. Đây chính là tác nhân phát tán mầm bệnh dịch cho đàn lợn trên diện rộng. Nếu không kịp thời ngăn chặn hành động vứt xác lợn của những người tắc trách, sẽ là hậu quả khôn lường cho ngành chăn nuôi. Nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ đường lây lan này, vừa qua, một số nơi ở huyện Nông Cống, chính quyền đã chỉ đạo người dân nấu sôi nước uống và thức ăn để cho lợn ăn, thay vì dùng nước lã như trước kia. Thói quen tận dụng nước rửa thịt, hay thức ăn thừa của đa phần người chăn nuôi nhỏ lẻ lâu nay rất cần được tuyên truyền hủy bỏ trong điều kiện dịch đang phức tạp như hiện nay.

Có thể, còn rất nhiều nguyên nhân lây lan, phát tán bệnh dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên, việc đề cao tính chủ động trong phòng chống cho chính những người chăn nuôi mới là giải pháp ngăn chặn hiệu quả nhất. Cùng với đó, chính quyền các địa phương, các sở, ngành có liên quan của tỉnh cũng như cả hệ thống chính trị phải tiếp tục vào cuộc với trách nhiệm cao nhất. Nếu không nhận diện tốt các tác nhân lây lan dịch bệnh, bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên toàn tỉnh là rất cao. Theo ông Nguyễn Đức Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giả thuyết tỉnh Thanh Hóa sẽ phải tiêu hủy 50% trong tổng đàn 1,2 triệu con lợn, sẽ lãng phí hàng nghìn tỷ đồng, mất khoảng 62,5 ha đất để tiêu hủy, hệ lụy khôn lường cho môi trường trong nhiều năm tới...

Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]