(Baothanhhoa.vn) - Với sự chung tay vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh nên công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE) ngày càng được quan tâm. Các quyền cơ bản của trẻ em được thực hiện ngày càng tốt hơn. Đa số trẻ em có điều kiện phát triển toàn diện, được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện.

Bảo đảm môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em

Với sự chung tay vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh nên công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE) ngày càng được quan tâm. Các quyền cơ bản của trẻ em được thực hiện ngày càng tốt hơn. Đa số trẻ em có điều kiện phát triển toàn diện, được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện.

Bảo đảm môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ emLãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trao học bổng và quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt huyện Mường Lát.

Theo thống kê, toàn tỉnh có 937.255 trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó có 113.999 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB) và có nguy cơ rơi vào HCĐB. Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 tỉnh Thanh Hóa. 27 huyện, thị xã, thành phố đã rà soát, kiện toàn, thành lập ban bảo vệ trẻ em và nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp huyện, xã; tích cực triển khai công tác xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Các ban, ngành, tổ chức đoàn thể, các địa phương triển khai thực hiện quy trình bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ nhằm phòng ngừa, phát hiện, can thiệp sớm các trường hợp có nguy cơ rơi vào HCĐB; hỗ trợ phục hồi, tái hòa nhập cho trẻ em có HCĐB. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, chính quyền, tổ chức, cá nhân trong thực hiện chính sách, pháp luật về công tác trẻ em. Đẩy mạnh hoạt động vận động nguồn lực trong xã hội để đầu tư, nâng cấp, trang bị cho các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có HCĐB, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực miền núi...

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh tích cực huy động, vận động các nguồn lực giúp đỡ trẻ em. Tranh thủ các nguồn lực từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, các tổ chức trong nước và quốc tế để hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn. Thường xuyên khảo sát nắm bắt đối tượng trẻ em có HCĐB khó khăn, trẻ em bị các bệnh về mắt và dị tật vận động bẩm sinh... để tìm nguồn trợ giúp kịp thời với phương châm “Tận tâm - minh bạch - kịp thời - cùng tham gia”.

Từ sự chung tay vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, công tác BVCSTE ngày càng được quan tâm và thực hiện tốt hơn. Các chỉ tiêu về sức khỏe, dinh dưỡng và giáo dục cho trẻ em không ngừng được cải thiện, chất lượng khám chữa bệnh cho trẻ em ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ trẻ em có HCĐB được trợ giúp bằng các hình thức khác nhau ước đạt 93%; 100% số vụ xâm hại trẻ em đều được phối hợp, can thiệp, trợ giúp và xử lý kịp thời theo đúng quy định; 100% trẻ em bị xâm hại, bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em lao động sớm, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được trợ giúp bằng các hình thức khác nhau; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được khám, chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin ước đạt 97%; tỷ lệ trẻ em đi học mẫu giáo đúng độ tuổi đạt 94,7%, đi học tiểu học đúng độ tuổi đạt 99,96%, học THCS đúng độ tuổi đạt 99,8%. Các hoạt động văn hóa – thông tin, thể thao và du lịch được tổ chức dưới nhiều hình thức. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm và cơ bản thực hiện tốt vai trò, chức năng hoạt động, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em.

Các hoạt động chăm lo, hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 được thực hiện kịp thời; nhằm kéo giảm tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, các ngành, địa phương thường xuyên phối hợp truyền thông tại trường học về phòng, chống tai nạn thương tích, hướng dẫn các em cách sơ cấp cứu ban đầu để hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích, đuối nước. Các hoạt động truyền thông vận động, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và chuyển đổi hành vi của người dân về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em được tích cực thực hiện.

Để công tác BVCSTE ngày càng được tốt hơn, thời gian tới cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng BVCSTE từ các tổ chức, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và bản thân trẻ em. Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về BVCSTE, các hoạt động vận động nguồn lực đầu tư, nâng cấp, trang bị cho các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác BVCSTE từ cơ sở. Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em; giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm vận động, thu hút các nguồn lực thực hiện công tác BVCSTE...

Bài và ảnh: Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]