(Baothanhhoa.vn) - Chỉ cần vào Google gõ cụm từ “làm sổ hồng”, “làm sổ đỏ”, “làm sổ tiết kiệm”, “làm sổ hộ khẩu”, “làm bằng cấp 2, cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học”... là chúng ta có thể thấy nhiều website công khai nhận “làm” các loại giấy tờ trên, đặc biệt là sổ đỏ với những nội dung quảng cáo hấp dẫn “Sản phẩm làm ra cam kết giống đến 100% so với bản thật, bao soi chiếu, bao cầm đi vay ngân hàng!! Liên hệ hotline:... trong vòng 1 - 3 ngày bạn sẽ nhận được sổ đỏ, sổ hồng hay giấy tờ nhà bằng phôi thật, tem thật, chữ ký cũng thật nốt”; “Phôi thật, tem chuẩn, chính xác từ phông chữ đến kích cỡ, chữ ký sống 100%...”.

Cảnh giác tội phạm làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chiếm đoạt tài sản

Chỉ cần vào Google gõ cụm từ “làm sổ hồng”, “làm sổ đỏ”, “làm sổ tiết kiệm”, “làm sổ hộ khẩu”, “làm bằng cấp 2, cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học”... là chúng ta có thể thấy nhiều website công khai nhận “làm” các loại giấy tờ trên, đặc biệt là sổ đỏ với những nội dung quảng cáo hấp dẫn “Sản phẩm làm ra cam kết giống đến 100% so với bản thật, bao soi chiếu, bao cầm đi vay ngân hàng!! Liên hệ hotline:... trong vòng 1 - 3 ngày bạn sẽ nhận được sổ đỏ, sổ hồng hay giấy tờ nhà bằng phôi thật, tem thật, chữ ký cũng thật nốt”; “Phôi thật, tem chuẩn, chính xác từ phông chữ đến kích cỡ, chữ ký sống 100%...”.

Cảnh giác tội phạm làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chiếm đoạt tài sản

Cũng chính từ những lời quảng cáo đường mật kèm theo giá làm dịch vụ từ 10 đến 20 triệu đồng, nhiều đối tượng đã lợi dụng lòng tin của người dân làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) giả để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của người dân.

Điển hình như ngày 7-8-2020, Phạm Văn T., sinh năm 1987 và Phạm Thị L., sinh năm 1987, ở xã Minh Tân (Vĩnh Lộc) cần tiền trả nợ cá nhân đã vay số tiền 400 triệu đồng của vợ chồng chị Vũ Thị H., sinh năm 1983, ở xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc), thời hạn trả tiền là ngày 11-8-2020. Khi đến hạn trả tiền, chị H. nhiều lần yêu cầu T. trả tiền nhưng T. đều khất lần không trả.

Đến tháng 10-2020, T. nảy sinh ý định sử dụng GCNQSDĐ mà vợ chồng T. đã chuyển nhượng cho vợ chồng ông Phạm Văn C. (anh trai của T.) vào tháng 12-2019 để lừa bán đất cho vợ chồng chị Vũ Thị H. Để cho chị H. yên tâm, Phạm Văn T. đã sử dụng bản phô tô GCNQSDĐ để trao đổi thỏa thuận với chị H. Hai bên thống nhất T. bán thửa đất cho vợ chồng chị H. với giá 600 triệu đồng, trừ số tiền T. nợ là 400 triệu đồng, còn lại vợ chồng chị H. phải trả thêm cho T. số tiền 200 triệu đồng.

Sau khi thỏa thuận với vợ chồng chị H. xong, T. đã lên mạng tìm hiểu và liên hệ thuê làm 1 GCNQSDĐ giả mang tên Phạm Văn T. và Phạm Thị L., với giá 10 triệu đồng. Có GCNQSDĐ giả, T. mang theo hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đến nhà vợ chồng chị H. Khi giao GCNQSDĐ giả, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ cho vợ chồng chị H. và nhận số tiền 200 triệu đồng còn lại như đã thỏa thuận thì T. bị Công an huyện Vĩnh Lộc bắt quả tang cùng toàn bộ tang vật.

Cùng thủ đoạn lên mạng xã hội tìm người làm GCNQSDĐ giả, năm 2015, đối tượng N.T.T., ở TP Thanh Hóa sở hữu 1 lô đất, đến tháng 7-2018, N.T.T. đã bán cho chị L.T.T., ở tỉnh Nghệ An. Sau đó, chị L.T.T. đã làm thủ tục sang tên đổi chủ mảnh đất trên. Nhưng đến nửa đầu năm 2019, N.T.T. lên mạng xã hội tìm người làm GCNQSDĐ giả tại thửa đất đã bán cho chị L.T.T. với mục đích để lừa bán hoặc vay tiền.

Do có nhu cầu mua nhà đất nên anh Đ.V.Đ. trú ở phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) đã tìm hiểu qua mạng xã hội facebook và hàng xóm khu vực xung quanh thửa đất của chị L.T.T. thì gặp N.T.T. Qua trao đổi, N.T.T. xác định thửa đất anh Đ. đang tìm hiểu là của N.T.T. Vì vậy, hai bên thống nhất mua bán thửa đất trên với giá 700 triệu đồng và đặt cọc trước số tiền 150 triệu đồng. Do chưa đủ tiền đặt cọc nên tháng 7-2019, anh Đ. đưa trước cho N.T.T. 90 triệu đồng, N.T.T. đưa cho anh Đ. 1 GCNQSDĐ giả cho anh Đ. để làm tin. Mấy ngày sau, anh Đ. giao tiếp cho N.T.T. số tiền đặt cọc 60 triệu đồng, hai bên thống nhất làm hợp đồng đặt cọc và hẹn sau 40 ngày sẽ tiến hành giao nốt số tiền còn lại và làm hợp đồng mua bán đất. Hết thời hạn 40 ngày, anh Đ. liên lạc với N.T.T. không được, qua tìm hiểu anh Đ. được biết thửa đất trên N.T.T. đã bán cho chị L.T.T., GCNQSDĐ N.T.T. giao cho anh là giả, nên anh Đ. đến cơ quan điều tra trình báo.

Hay như trường hợp chị L.T.T., trú tại huyện Quan Hóa có nhờ N.T.T., sinh năm 1992 ở TP Sầm Sơn xin việc làm cho con trai chị nên đã giao cho N.T.T. số tiền 380 triệu đồng. Sau khi nhận số tiền của chị L.T.T. đưa, N.T.T. không liên hệ với ai để xin việc cho con trai chị L.T.T. mà sử dụng số tiền trên để chi tiêu cá nhân. Đến hẹn không thấy con trai được đi làm, chị L.T.T. đã nhiều lần yêu cầu N.T.T. trả lại tiền, nhưng T. vẫn không trả.

Để có tiền trả chị L.T.T., N.T.T. nảy sinh ý định lừa tiền của chị L.T.H., trú tại TP Thanh Hóa bằng thủ đoạn mua hộ đất với giá ưu đãi. Sau khi nhận được số tiền 737,546 triệu đồng của chị H., N.T.T. không đi mua đất như đã hứa mà mang trả cho chị L.T.T. 380 triệu đồng; số còn lại N.T.T. sử dụng chi tiêu cá nhân.

Để có GCNQSDĐ đưa cho chị H., N.T.T. đã vào mạng tìm kiếm thông tin về việc làm GCNQSDĐ giả của 1 thửa đất đang được rao bán trên mạng. Vài ngày sau, N.T.T. mang GCNQSDĐ giả trên đưa cho chị H. Kiểm tra qua các thông tin trên giấy, chị H. phát hiện GCNQSDĐ là giả nên đã yêu cầu N.T.T. trả lại tiền.

Sau nhiều lần khất nợ, N.T.T. đã viết giấy vay số tiền 737,546 triệu đồng của chị H. và cam kết sẽ trả lại toàn bộ số tiền trên cho chị H. Để có tiền trả cho chị H., N.T.T. lại đặt làm giả một GCNQSDĐ đối với 1 lô đất ở phường Quảng Cư (TP Sầm Sơn), mang tên N.T.T. Sau khi nhận được GCNQSDĐ giả, N.T.T. mang đến cầm cố cho một chủ tiệm vàng ở TP Sầm Sơn lấy 900 triệu đồng. Số tiền này, N.T.T. mang trả cho chị H. 737,546 triệu đồng, còn lại sử dụng chi tiêu cá nhân.

Thửa đất ở phường Quảng Cư mà N.T.T. làm GCNQSDĐ giả, T. bán cho chị N.T.H. ở TP Hà Nội với giá 1 tỷ 650 triệu đồng. Nhưng do giấy GCNQSDĐ N.T.T. đang cầm cố tại tiệm vàng nên chị N.T.H. đã cùng N.T.T. đến tiệm vàng trả cho chủ tiệm vàng 960 triệu đồng (trong đó tiền gốc là 900 triệu đồng, tiền lãi là 60 triệu đồng) để lấy lại GCNQSDĐ. Sau đó, chị N.T.H. và N.T.T. đến một văn phòng công chứng ở TP Thanh Hóa để làm hợp đồng chuyển nhượng. Sau khi làm hợp đồng công chứng, chị N.T.H. mang GCNQSDĐ đến UBND phường Quảng Cư (TP Sầm Sơn) để làm thủ tục sang tên. Qua kiểm tra giấy tờ, cán bộ địa chính phường đã phát hiện GCNQSDĐ chị N.T.H. mang đến sang tên đổi chủ có dấu hiệu làm giả. Nghe cán bộ địa chính thông báo như vậy, chị N.T.H. đã làm đơn tố cáo hành vi của N.T.T. đến cơ quan điều tra để xử lý.

Trên là 3 trong số rất nhiều vụ việc các đối tượng đã vào mạng tìm kiếm thông tin rồi làm GCNQSDĐ giả để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. “Những năm gần đây, các văn phòng công chứng phát hiện được nhiều loại giấy tờ giả, giấy tờ tẩy xóa... Nhất là những giấy tờ liên quan đến đất đai, giấy tờ tùy thân được làm rất tinh vi, nếu công chứng viên ít có kinh nghiệm sẽ khó phân biệt được đâu là GCNQSDĐ thật, đâu là GCNQSDĐ giả” – chị Nguyễn Thị Hằng, công chứng viên trên địa bàn TP Thanh Hóa cho chúng tôi biết.

Trước sự bùng nổ về công nghệ làm giả giấy tờ, cùng với sự phát triển của internet, cơ quan công an khuyến cáo người dân cần đề cao cảnh giác, xem xét thật kỹ các loại giấy tờ liên quan đến tài sản trước khi quyết định giao dịch. Tốt nhất khi thực hiện các giao dịch nên đến văn phòng công chứng đất đai, văn phòng đăng ký đất đai huyện, thành phố để kiểm tra về độ chính xác của GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất. Người dân cũng cần đề cao cảnh giác khi chuyển tải các thông tin về tài sản của mình lên mạng xã hội như GCNQSDĐ, chứng minh Nhân dân, căn cước công dân... tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng đánh cắp thông tin để làm giả các loại giấy tờ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (gọi tắt là tội làm giả).

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 2 lần trở lên; c) Làm từ 2 đến 5 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:

a) Làm 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngân Hà


Ngân Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]