(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, nghề chế biến lương thực, thực phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh có bước phát triển khá phong phú với nhiều sản phẩm nổi tiếng từ lâu đời, như: nem chua (TP Thanh Hóa); miến gạo Thăng Long (Nông Cống); bánh nhãn (Lang Chánh)... Qua đó, góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn nói chung và những làng nghề nói riêng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển nghề chế biến lương thực, thực phẩm

Thời gian qua, nghề chế biến lương thực, thực phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh có bước phát triển khá phong phú với nhiều sản phẩm nổi tiếng từ lâu đời, như: nem chua (TP Thanh Hóa); miến gạo Thăng Long (Nông Cống); bánh nhãn (Lang Chánh)... Qua đó, góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn nói chung và những làng nghề nói riêng.

Phát triển nghề chế biến lương thực, thực phẩmSản xuất miến gạo tại xã Thăng Long (Nông Cống).

Vào những ngày cuối năm, làng nghề làm miến dong xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy) lúc nào cũng tấp nập, nhộn nhịp hơn bởi khách hàng, thương lái đến mua hàng. Làng Xăm, xã Cẩm Bình là địa phương nổi tiếng với nghề làm miến dong. Trước đây, người dân chủ yếu làm miến bằng phương pháp thủ công, hiệu quả kinh tế không cao. Khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị vào sản xuất. Ông Nguyễn Văn Thủy, thôn Xăm, xã Cẩm Bình, với kinh nghiệm hơn 30 năm làm miến dong và là một trong những hộ đầu tư dàn máy sớm nhất ở địa phương cho biết: Mỗi ngày, cơ sở của ông sản xuất từ 2 đến 3 tạ miến dong, những tháng giáp tết máy chạy tối đa công suất, với 5 tạ/ngày mới đủ sản phẩm cung cấp cho thị trường. Đến nay, toàn xã Cẩm Bình có gần 30 hộ đưa máy móc vào phát triển nghề sản xuất miến dong, đem lại hiệu quả kinh tế cao, trung bình mỗi hộ có thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng. Để bảo đảm một máy làm miến hoạt động có hiệu quả, mỗi hộ cần có khoảng 5 - 10 lao động, làm việc theo giờ, với thu nhập khoảng từ 20 đến 25 nghìn đồng/giờ.

Thời điểm giáp tết, xưởng sản xuất bánh nhãn của anh Lê Văn Dũng, chủ cơ sở sản xuất bánh nhãn Dũng Hằng, tổ 2, thị trấn Lang Chánh đang chạy đua với thời gian. Anh Dũng chia sẻ: Mỗi ngày anh thuê từ 2 - 3 người làm thời vụ và hiện, cơ sở của gia đình anh có 5 lao động thường xuyên, mỗi ngày sản xuất khoảng 35 kg bánh nhãn thành phẩm. Sản phẩm được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Để mở rộng sản xuất và nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm bánh nhãn truyền thống, những năm gần đây, các hộ sản xuất ở thị trấn Lang Chánh đã ứng dụng kỹ thuật, như: máy nhào bột, bếp ga công nghiệp... thay thế cho các công đoạn thủ công.

Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa còn có các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm đang hoạt động, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, với thu nhập bình quân từ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Nhiều cơ sở đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ chỗ chỉ là nghề phụ lúc nông nhàn, nghề chế biến lương thực, thực phẩm tại nhiều địa phương đã dần trở thành nghề chính, mang lại nguồn thu nhập khá cho các hộ làm nghề.

Tuy nhiên, nghề chế biến lương thực, thực phẩm của các địa phương trong tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục, như: hầu hết các hộ sản xuất tại các làng nghề đều nằm trong khu dân cư, sản xuất ngay tại gia đình, nên khi quy mô sản xuất tăng lên cũng gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, tiếng ồn... ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của cả người trực tiếp sản xuất và cộng đồng. Bên cạnh đó, hầu hết sản phẩm của các làng nghề đều do tư thương về tận cơ sở, hộ sản xuất để thu mua, nên người sản xuất vẫn bị ép giá; nhiều cơ sở vẫn chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm.

Để các làng có nghề chế biến lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh phát triển, các ngành, các địa phương cần đẩy mạnh việc quy hoạch khu sản xuất tập trung, tạo điều kiện để các hộ làm nghề đầu tư máy móc, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia các hội chợ, mở rộng thị trường, đồng thời tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người làm nghề nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững. Đồng thời, cần định hướng cho người sản xuất có ý thức xây dựng thương hiệu sản phẩm, quan tâm đến vấn đề xây dựng nhãn hiệu hàng hóa để tham gia vào chuỗi tiêu thụ hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế; thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh mặt hàng này.

Bài và ảnh: Lương Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]