(Baothanhhoa.vn) - Những tin thế giới đang được quan tâm, chú ý ngay trong sáng 1-3: IAEA phát hiện urani làm giàu gần cấp độ vũ khí tại Iran; Tổng thống Nga ký ban hành luật đình chỉ tham gia hiệp ước New START hay thông tin về số người động đất ở Thỗ Nhĩ Kỳ và Syria đã lên tới con số hơn 50.000 người... mời các bạn cùng theo dõi thông tin tại Báo Thanh Hóa Điện tử.

Điểm tin thế giới sáng 1-3: Tổng thống Nga ký ban hành luật đình chỉ tham gia hiệp ước New START

Những tin thế giới đang được quan tâm, chú ý ngay trong sáng 1-3: IAEA phát hiện urani làm giàu gần cấp độ vũ khí tại Iran; Tổng thống Nga ký ban hành luật đình chỉ tham gia hiệp ước New START hay thông tin về số người động đất ở Thỗ Nhĩ Kỳ và Syria đã lên tới con số hơn 50.000 người... mời các bạn cùng theo dõi thông tin tại Báo Thanh Hóa Điện tử.

Điểm tin thế giới sáng 1-3: Tổng thống Nga ký ban hành luật đình chỉ tham gia hiệp ước New START

Bên trong một cơ sở làm giàu urani ở Iran. (Ảnh: AFP/TTXVN)

IAEA phát hiện urani làm giàu gần cấp độ vũ khí tại Iran

Hãng tin AFP và Reuters đều đưa tin, trong một báo cáo mật, IAEA khẳng định “các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra” để xác định nguồn gốc của những hạt urani này.

Ngày 28/2, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận đã phát hiện các hạt urani được làm giàu lên tới độ tinh khiết ngay dưới mức 90%, mức cần thiết để sản xuất vũ khí hạt nhân.

Hãng tin AFP và Reuters đều đưa tin, trong một báo cáo mật, IAEA khẳng định “các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra” để xác định nguồn gốc của những hạt urani này.

Báo cáo nêu rõ trong cuộc thanh sát “ngày 22/1/2023, IAEA đã lấy các mẫu môi trường... tại Nhà máy làm giàu hạt nhân (FFEP) Fordow, và các kết quả phân tích cho thấy sự hiện diện của các hạt urani được làm giàu chứa tới 83,7% U-325.”

Theo báo cáo của IAEA, khi được hỏi về sự hiện diện của những hạt urani này, Iran cho biết “có thể đã xảy ra” “sự dao động ngoài ý muốn” trong quá trình làm giàu urani.

Tổng thống Nga ký ban hành luật đình chỉ tham gia hiệp ước New START

Việc Nga ngừng tham gia New START được Tổng thống Putin tuyên bố hôm 21/2 trong thông điệp liên bang, vì Moskva không có cơ hội tiến hành các cuộc thanh sát chính thức theo thỏa thuận này.

Ngày 28/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành luật đình chỉ việc tham gia vào Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (New START).

Điểm tin thế giới sáng 1-3: Tổng thống Nga ký ban hành luật đình chỉ tham gia hiệp ước New START

Tổng thống Nga Vladimir Putin.(Ảnh: AFP/TTXVN)

Văn kiện này đã được đăng tải trên cổng công báo chính thức. Luật có hiệu lực kể từ ngày công bố. Quyết định tham gia lại Hiệp ước của Moskva, theo văn kiện, sẽ do Tổng thống quyết định.

Việc Nga ngừng tham gia New START được Tổng thống Putin tuyên bố hôm 21/2 trong thông điệp liên bang đọc trước Quốc hội, vì Moskva không có cơ hội tiến hành các cuộc thanh sát chính thức theo thỏa thuận này.

Tổng thống Nga cũng gắn quyết định này với tình hình ở Ukraine và rất ngạc nhiên trước mong muốn thanh sát các cơ sở quốc phòng Nga của Mỹ.

Hiệp ước New START được cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và người đồng cấp Mỹ Barack Obama ký năm 2010. Hiệu lực của hiệp ước bắt đầu một năm sau đó, ban đầu trong khoảng thời gian 10 năm, sau đó được kéo dài đến năm 2026.

Hai nước cam kết cắt giảm kho vũ khí chiến lược xuống không quá 1550 vũ khí hạt nhân sẵn sàng sử dụng; 700 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược đã được triển khai; 800 bệ phóng ICBM, SLBM và máy bay ném bom hạng nặng đã triển khai và chưa triển khai; hai nước cũng thống nhất giám sát lẫn nhau tại các căn cứ ICBM, tàu ngầm và căn cứ không quân.

Chỉ một ngày sau khi tổng thống Putin đọc thông điệp liên bang, Duma Quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng liên bang (Thượng viện) của Nga đã lần lượt thông qua dự luật về việc đình chỉ New START.

Trước đó, Mỹ cũng đã rút khỏi một loạt thỏa thuận kiểm soát vũ khí ký với Nga như Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và Hiệp ước Bầu trời mở.

Hơn 50.000 người thiệt mạng do động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Theo hãng tin AFP, tính đến 22h giờ Việt Nam ngày 28/2, số người thiệt mạng trong trận động đất làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm 6/2 đã tăng lên 50.325 người.

Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận 44.374 người thiệt mạng, trong khi con số này tại Syria là 5.951 người, gồm 1.414 người tại khu vực chính phủ kiểm soát và 4.537 người tại khu vực Tây Bắc Syria do phe đối lập chiếm đóng.

Điểm tin thế giới sáng 1-3: Tổng thống Nga ký ban hành luật đình chỉ tham gia hiệp ước New START

Nhiều tòa nhà bị sập trong trận động đất ở Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/TTXVN)

Quan chức y tế của Syria, ông Maram al-Sheikh cho biết nhà chức trách đã dựa vào số liệu tại các bệnh viện, trung tâm y tế và lực lượng phòng vệ tại Idlib và tỉnh Aleppo.

Thống kê này được thực hiện với sự trợ giúp của tổ chức Điều phối hỗ trợ (ACU), một đối tác của Liên hợp quốc tại địa phương. Số người thiệt mạng tại khu vực phe đối lập kiểm soát là gần như là con số cuối cùng, do phần lớn các nạn nhân đã được đưa ra khỏi đống đổ nát.

Việc ổn định cuộc sống cho người dân tại các vùng bị ảnh hưởng và tái thiết cơ sở hạ tầng tại Syria hiện đang là ưu tiên hàng đầu. Cộng đồng quốc tế, nhất là Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia Arab, đang đặc biệt quan tâm đến các vùng bị ảnh hưởng ở Tây Bắc Syria do tình hình nhân đạo ở đây vốn đã tồi tệ từ trước khi thảm họa xảy ra.

EU thông báo tạm thời nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Syria nhằm đẩy nhanh tiến độ vận chuyển hàng viện trợ tới quốc gia Trung Đông này.

Tuy nhiên, các hoạt động viện trợ và tìm kiếm, cứu nạn tại đây sau trận động đất vẫn còn hạn chế. Hiện đã có 3 cửa khẩu biên giới được mở để Syria tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài./.

Italy kêu gọi EU đưa ra chính sách phù hợp trong vấn đề nhập cư

Bộ trưởng Nội vụ Italy kêu gọi Liên minh châu Âu cần áp dụng các chính sách để ngăn chặn những người tị nạn chuyển sang buôn người sau thảm họa chìm thuyền di cư ngày 26/2.

Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Piantedosi ngày 28/2 đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cần áp dụng các chính sách để ngăn chặn những người tị nạn chuyển sang buôn người sau thảm họa chìm thuyền di cư ngày 26/2 ở ngoài khơi Calabria, khiến ít nhất 62 người thiệt mạng.

Điểm tin thế giới sáng 1-3: Tổng thống Nga ký ban hành luật đình chỉ tham gia hiệp ước New START

Những người di cư may mắn sống sót trong vụ chìm thuyền chở người di cư tại miền Nam Italy ngày 26/2. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phát biểu trong một phiên điều trần trước quốc hội, Bộ trưởng Piantedosi nói: “Thảm kịch này khiến chúng tôi đau đớn sâu sắc và kêu gọi chúng tôi hành động để ngăn chặn những cuộc vượt biển nguy hiểm như vậy, cũng như tìm ra những phản ứng cụ thể cho vấn đề di cư. Rõ ràng là điều này chỉ có thể được thực hiện bằng hành động quyết đoán của EU và sức mạnh tổng hợp với các quốc gia quá cảnh. Chúng ta phải ngăn chặn việc những người trốn chạy chiến tranh giao phó bản thân cho những kẻ buôn người vô đạo đức. Các chính sách đoàn kết có trách nhiệm của EU là cần thiết.”

Lan Phương (Tổng hợp)


Lan Phương (Tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]