(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 27/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi).

ĐBQH Cầm Thị Mẫn tham gia góp ý vào dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 27/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi).

ĐBQH Cầm Thị Mẫn tham gia góp ý vào dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Tham gia góp ý, ĐBQH Cầm Thị Mẫn, ĐBQH chuyên trách thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao công tác chuẩn bị tài liệu, hồ sơ của cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) và tán thành với nhiều nội dung được nêu trong Báo cáo thẩm tra. Dự thảo Luật trình Quốc hội được sửa đổi tương đối toàn diện, điều chỉnh nhiều nội dung căn cứ trên tình hình thực tiễn hiện nay; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động lưu trữ, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính và phù hợp với xu thế trong hội nhập quốc tế.

Tham gia góp ý về giải mật tài liệu lưu trữ (Điều 27 dự thảo Luật), ĐBQH Cầm Thị Mẫn đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc nội dung giải mật “tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức không còn hoạt động ở thời điểm giải mật tài liệu” tại khoản 3, điều 27 để thống nhất với quy định tại khoản 5 Điều 22 của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018: “Đối với bí mật Nhà nước do Lưu trữ lịch sử lưu trữ, nếu không xác định được cơ quan xác định bí mật Nhà nước thì Lưu trữ lịch sử quyết định việc giải mật theo quy định của pháp luật về lưu trữ” bởi lẽ đây là trường hợp cơ quan, tổ chức không còn hoạt động mà không phải thuộc trường hợp không xác định được cơ quan xác định bí mật Nhà nước.

Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 27 của dự thảo Luật quy định “Việc thực hiện giải mật tài liệu lưu trữ theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước”; khoản 5 Điều 22 của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước thì lại dẫn chiếu sang Luật Lưu trữ “...thì Lưu trữ lịch sử quyết định việc giải mật theo quy định của pháp luật về lưu trữ”. Đai biểu Cầm Thị Mẫn cho là cách thể hiện như vậy là chưa phù hợp. Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018 dẫn sang Luật Lưu trữ, Luật Lưu trữ lại dẫn lại về Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước. Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, thiết kế lại để bảo đảm áp dụng thống nhất tại một văn bản quy phạm pháp luật. Nếu có dẫn chiếu thì chỉ một luật này dẫn chiếu sang luật kia, không dẫn ngược lại.

Về Hoạt động nghiệp vụ lưu trữ tư, Điều 49 của dự thảo Luật quy định “Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ; tổ chức kinh tế không phải là doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp, của cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng áp dụng quy định về hoạt động nghiệp vụ lưu trữ tại Chương III, IV Luật này để thực hiện cho phù hợp.”

Đại biểu Cầm Thị Mẫn cho rằng, việc đưa ra quy định tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hoạt động nghiệp vụ lưu trữ “để thực hiện cho phù hợp” là không thực sự bảo đảm tính bắt buộc của quy phạm pháp luật. Hơn nữa, tại Báo cáo tổng kết thực hiện Luật Lưu trữ năm 2011 đã nhận định “Nhiều tài liệu lưu trữ hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức tư nhân có giá trị cao nhưng chưa được quan tâm bảo quản, công chúng không có điều kiện tiếp cận; nhiều tài liệu bị thất thoát hoặc hư hại, xuống cấp”. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định cơ chế, quy trình, thủ tục để bảo đảm tài liệu lưu trữ của tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng được bảo đảm thực hiện nghiêm về công tác lưu trữ, cũng như bảo đảm tính thực thi của quy định pháp luật.

Về kỹ thuật văn bản, Điều 48 liệt kê về các hoạt động lưu trữ tư, Điều 49 quy định về “Hoạt động nghiệp vụ lưu trữ tư”, Điều 50 quy định về “Hoạt động lưu trữ phục vụ cộng đồng”. ĐBQH Cầm Thị Mẫn đề nghị ghép quy định tại Điều 49 và 50 vào Điều 48 và thể hiện gọn lại để dễ theo dõi, cụ thể như sau:

Điều 48. Các hoạt động lưu trữ tư.

1- Các hoạt động lưu trữ tư gồm: hoạt động nghiệp vụ lưu trữ, hoạt động lưu trữ phục vụ cộng đồng và hoạt động dịch vụ lưu trữ theo quy định tại Chương VII của Luật này.

2- Hoạt động nghiệp vụ lưu trữ của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ; tổ chức kinh tế không phải là doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp, của cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng áp dụng quy định về hoạt động nghiệp vụ lưu trữ tại Chương III, IV Luật này để thực hiện cho phù hợp.

3- Hoạt động lưu trữ phục vụ cộng đồng:

a) Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ; tổ chức kinh tế không phải là doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng được hoạt động phục vụ cộng đồng khi có tài liệu lưu trữ, cơ sở vật chất, nhân sự và công cụ tra cứu tài liệu lưu trữ.

b) Trước khi phục vụ cộng đồng, phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ cùng cấp về tài liệu lưu trữ tư và hình thức phục vụ cộng đồng.

c) Hoạt động phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật về sử dụng và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.

d) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê hoạt động lưu trữ tài liệu lưu trữ tư trong trường hợp cần thiết”.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]