(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 21/11 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác của Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC), Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023.

ĐBQH Phạm Thị Xuân (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) góp ý về tình hình phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác của ngành TAND

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 21/11 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác của Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC), Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023.

ĐBQH Phạm Thị Xuân (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) góp ý về tình hình phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác của ngành TAND

Tham gia góp ý, ĐBQH Phạm Thị Xuân, Thư ký Tòa án Nhân dân huyện Quan Hóa cho rằng, trong năm 2023 tình hình tội phạm cơ bản được kiềm chế, tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án, nhất là các vụ trọng án, phức tạp, gây bức xúc dư luận được Chính phủ, Bộ Công an thực hiện quyết liệt, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật trong năm qua vẫn nổi lên một số vấn đề đáng lưu ý.

Thứ nhất, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tình hình tội phạm có xu hướng gia tăng cả về số vụ, số người chết và thiệt hại tài sản do tội phạm gây ra. Hầu hết các loại tội phạm đều tăng, trong đó một số loại tội phạm tăng mạnh như giết người, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, gây rối trật tự công cộng tăng...

Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet, giả danh cơ quan bảo vệ pháp luật đe dọa, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản rồi chiếm đoạt... vẫn diễn biến phức tạp. Điều này không chỉ gây bất an trong dư luận Nhân dân về trật tự, an toàn xã hội, mà còn thể hiện sự hạn chế trong công tác phòng ngừa tội phạm trên một số lĩnh vực.

Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan tiếp tục tăng cường các biện pháp đấu tranh, quyết liệt trấn áp các loại tội phạm có xu hướng tăng mạnh trong thời gian qua; đồng thời, tăng cường quản lý, kiểm soát đảm bảo an toàn, an ninh trên không gian mạng và có các giải pháp đột phá để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nêu trên.

Thứ hai, trong thời gian qua, nhiều người dân đã gửi đơn, thư đến cơ quan chức năng phản ánh về việc các công ty bảo hiểm để các nhân viên ngân hàng tư vấn sai sự thật, mời gọi khách hàng chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm đầu tư. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước chủ động rà soát, nghiên cứu hoàn thiện các quy định liên quan đến lĩnh vực này.

Thứ ba, tình hình cháy, nổ trên toàn quốc vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp; trong đó, chú trọng việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy, nhất là tại những nơi dễ phát sinh cháy, nổ; nghiệm thu an toàn phòng cháy, chữa cháy kỹ lưỡng tại các công trình xây dựng trước khi đưa vào sử dụng. Đồng thời, cần phải xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và xem xét trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.

Về công tác của TAND trong năm 2023, đại biểu cơ bản tán thành với báo cáo của Chánh án TANDTC và đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành TAND. Trong năm qua, công tác xét xử, giải quyết các loại án của các Tòa án đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Trong đó, các vụ án hình sự được xét xử bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội. Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa tiếp tục được bảo đảm theo hướng thực chất, hiệu quả. Hình phạt áp dụng đối với các bị cáo tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội. Các vụ án về kinh tế, tham nhũng, chức vụ được Tòa án khẩn trương đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, trong đó nhiều vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm. Các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, về cơ bản Tòa án đã chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về thời hạn xét xử, giải quyết.

Công tác hòa giải, đối thoại tiếp tục được Tòa án quan tâm thực hiện, do đó đã đạt được các kết quả tích cực; trong đó, việc hòa giải, đối thoại trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính được các Tòa án chú trọng thực hiện theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, đã giúp các vụ án, vụ việc được giải quyết nhanh chóng, không phải xét xử, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí của Nhà nước, người dân và xã hội.

Tuy nhiên, còn nhiều vụ việc dân sự và khiếu kiện hành chính không được các đương sự lựa chọn phương thức hòa giải, đối thoại. Do đó, Đại biểu đề nghị TANDTC chỉ đạo hệ thống Tòa án tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động các đương sự lựa chọn hòa giải, đối thoại tại TAND. Bên cạnh đó, công tác hòa giải, đối thoại tại một số Tòa án còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí dẫn đến việc thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

Ngoài ra, theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và năm 2024, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6 và thông qua tại Kỳ họp thứ 7. Đây là dự án Luật có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của TAND với tư cách là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Đại biểu đề nghị TANDTC phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu kỹ ý kiến của các chuyên gia, đại biểu Quốc hội, tiếp thu, chỉnh lý để Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]