(Baothanhhoa.vn) - Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Thanh Hóa, tiêu thụ hàng Việt trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến ngày càng tích cực, với khoảng 90% người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hàng hóa trong nước sản xuất. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó, việc chủ động phát triển các kênh phân phối hàng Việt ngày càng đa dạng cũng là một yếu tố quan trọng.

Đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt trên các kênh phân phối

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Thanh Hóa, tiêu thụ hàng Việt trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến ngày càng tích cực, với khoảng 90% người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hàng hóa trong nước sản xuất. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó, việc chủ động phát triển các kênh phân phối hàng Việt ngày càng đa dạng cũng là một yếu tố quan trọng.

Đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt trên các kênh phân phốiHàng Việt Nam chiếm 90% tại Siêu thị Co.op Mart Thanh Hóa.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 trung tâm thương mại lớn, 38 siêu thị và 142 cửa hàng tiện lợi, cùng với hàng chục nghìn cơ sở bán lẻ. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng đã hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác đối với 142/391 chợ, 236 chợ công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm với sự đầu tư cải tạo cơ sở vật chất tương đối bảo đảm. Theo đánh giá của Sở Công thương, việc phát triển hệ thống hạ tầng thương mại của tỉnh đã thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) đầu tư, hình thành hệ thống các cửa hàng phân phối, bán lẻ, như Siêu thị WinMart, Siêu thị Co.op Mart, điện máy MediaMart, thế giới di động, điện máy xanh và nhiều kênh phân phối, bán lẻ văn minh, tích hợp nhiều tiện ích khác... Đây là điều kiện thuận lợi để các DN, nhà phân phối đưa sản phẩm hàng Việt đến tay người tiêu dùng ngày càng đa dạng, hiện đại. Theo con số khảo sát, có tới hơn 90% hàng hóa xuất hiện trên các kệ siêu thị, trung tâm thương mại có nguồn gốc là hàng Việt.

Ngoài các hình thức phân phối truyền thống, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và các ứng dụng số, kênh phân phối hàng hóa online hiện đã trở thành xu hướng tất yếu. Nắm bắt rõ “con đường” này và thị hiếu khách hàng, các DN, nhà phân phối cũng đã phát triển mạnh các kênh truyền thông online, ứng dụng mua bán online. Cùng với các nhãn hàng, thương hiệu Việt lớn, hàng hóa trong tỉnh cũng đã nhanh chóng hội nhập phương thức phân phối, kinh doanh này. Một số sản phẩm nông nghiệp, nhất là sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP đã đạt được những kết quả khả quan khi phát triển song hành kênh bán hàng trực tuyến với truyền thống. Điển hình như sản phẩm yến sào của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại yến sào xứ Thanh, sản phẩm trà Hoàng Thảo Mộc của Công ty TNHH Hoàng Thảo Mộc được tiêu thụ mạnh bằng việc đăng bán và livestream lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo và các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki... Đặc biệt, nhiều sản phẩm nông sản của tỉnh được hỗ trợ tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử postmart.vn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và voso.vn của Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel cùng nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử hợp pháp khác. Việc phát triển mạnh các kênh tiêu thụ này đã kết nối hàng hóa đến người tiêu dùng nhiều tỉnh, thành trên cả nước, phát triển thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong nước và quốc tế.

Để tạo cơ hội cho DN quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng, hàng năm, tỉnh Thanh Hóa cũng thường xuyên tổ chức các hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho các DN, các HTX trên địa bàn. Bên cạnh đó, trong năm 2022, các DN cũng chủ động tổ chức hơn 17.000 chương trình khuyến mãi dưới nhiều hình thức, như giảm giá, mua hàng tặng quà... để kích cầu sức mua thị trường. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử phạt các hành vi vi phạm, gian lận trong hoạt động kinh doanh cũng được cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường nhằm phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, tiêu dùng hàng Việt.

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ DN tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao; phát triển DN và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phát triển vững chắc, cải cách thị trường hàng hóa, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho các DN. Cùng với đó, tỉnh Thanh Hóa sẽ chú trọng các hoạt động phát triển thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, phân phối và tiêu dùng hàng trong tỉnh, trong nước. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu của quy trình sản xuất, kinh doanh, nhất là bán hàng trực tuyến; phát triển thương mại điện tử và các kênh thương mại hiện đại, kết hợp hài hòa với hoạt động thương mại phân phối truyền thống. Thúc đẩy ngày càng nhiều các dịch vụ hàng hóa trong tỉnh có chất lượng tốt. Công khai minh bạch thông tin liên quan đến tiêu chuẩn, giá cả và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hàng Thanh Hóa, hàng Việt Nam đến người tiêu dùng. Có cơ chế công khai các DN tiêu biểu, địa chỉ tin cậy để người tiêu dùng có thông tin. Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và các dịch vụ, cơ sở sản xuất trong tỉnh có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được người tiêu dùng ưa thích nhằm kích cầu tiêu dùng hàng Việt.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]