(Baothanhhoa.vn) - Ngay sau khi Luật Tài nguyên nước (TNN) 2023 có hiệu lực thi hành, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã vào cuộc tích cực nhằm cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ TNN với mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước, bảo vệ TNN, phòng chống tác hại do nước gây ra.

Đẩy mạnh thực thi pháp luật về tài nguyên nước

Ngay sau khi Luật Tài nguyên nước (TNN) 2023 có hiệu lực thi hành, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã vào cuộc tích cực nhằm cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ TNN với mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước, bảo vệ TNN, phòng chống tác hại do nước gây ra.

Đẩy mạnh thực thi pháp luật về tài nguyên nướcCắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước sông Chu thuộc địa bàn xã Xuân Dương (Thường Xuân).

Hiện nay nguồn TNN trên địa bàn tỉnh đang được khai thác, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, như: Nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu trong nông nghiệp, chăn nuôi, cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp, giao thông vận tải thủy... Việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn TNN đã và đang góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, có lúc, có nơi nhiệm vụ này chưa được thực thi hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như trữ lượng nước.

Để tăng cường công tác giám sát khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước, theo ông Lê Hùng Cường, Trưởng Phòng TNN, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), cho biết: Cùng với công tác tuyên truyền, thực hiện chỉ đạo của tỉnh cũng như căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phòng chức năng của Sở TN&MT đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về Luật TNN của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời thực hiện nghiêm nhiệm vụ cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước, cấp phép khai thác, sử dụng TNN cho các tổ chức, cá nhân. Tính từ đầu năm đến trung tuần tháng 9 năm 2024, Phòng TNN đã thẩm định trình UBND tỉnh cấp 46 giấy phép khai thác nước, 10 giấy phép thăm dò nước dưới đất và 8 quyết định trả lại giấy phép. So với lũy kế cùng kỳ năm 2023, tăng 21 giấy phép khai thác nước, 4 giấy phép thăm dò nước dưới đất và 3 quyết định trả lại giấy phép.

Liên quan đến công tác thanh, kiểm tra, báo cáo từ Phòng TNN, Sở TN&MT cho biết, trong 9 tháng năm 2024, phòng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật TNN tại 44 đơn vị theo Quyết định số 55/QĐ-STNMT, ngày 17/1/2024 và Quyết định số 228/QĐ-STNMT ngày 8/4/2024 của Giám đốc Sở TN&MT. Trong đó có các đơn vị như: Công ty TNHH Chế biến hải sản Ngọc Sơn (thị xã Nghi Sơn), Công ty CP Môi trường Nghi Sơn, Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa, Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp phát triển vùng nguyên liệu cây gai (Cẩm Thủy) thuộc Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu An Phước... Theo Trưởng Phòng TNN Lê Hùng Cường, qua kiểm tra, về cơ bản các tổ chức, đơn vị đã chấp hành tốt quy định của pháp luật về TNN và giấy phép được cấp; có ý thức trong việc khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước...

Đến nay, sau 4 đợt triển khai thực hiện tính từ năm 2019, toàn tỉnh đã cắm được hơn 1.600 mốc hành lang bảo vệ nguồn nước thuộc 66 đoạn sông, suối trong tỉnh. Kết quả này đã góp phần quan trọng vào mục tiêu phòng, chống lấn chiếm đất, xây dựng các công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đảm bảo sự ổn định của bờ; phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và môi trường; bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước; tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng phục vụ công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Đối với việc phòng, chống tác hại do nước gây ra, là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, vì vậy trên cơ sở quy định của Luật TNN hiện hành, ngành chức năng đã tích cực tham mưu cho tỉnh thực thi hiệu quả công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, như: hạn hán, lũ, lụt, ngập úng; phòng, chống xâm nhập mặn; sụt, lún đất; sạt, lở bờ, bãi sông... Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão số 4, trên địa bàn tỉnh có mưa lớn ở nhiều nơi khiến lưu lượng nước trên các sông, hồ chứa, đập thủy điện dâng cao. Do vậy, công tác vận hành các hồ chứa, phòng chống sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh được ngành chức năng và tỉnh chỉ đạo sát sao theo đúng quy trình và yêu cầu của Trung ương, của tỉnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Có thể thấy, mục tiêu bảo vệ, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn TNN là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Phòng TNN của Sở TN&MT đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TNN đến các tổ chức, cá nhân, người dân; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TNN. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về TNN ở cơ sở nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này trước sự tác động của biến đổi khí hậu.

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]