08:00 21/11/2024 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa) đã long trọng diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa) đã long trọng diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Toàn cảnh Đại hội.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Các đại biểu dự Đại hội.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và các đại biểu dự Đại hội.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy và các đại biểu dự Đại hội.

Dự Đại hội có các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; các đồng chí Phó chủ tịch HĐND tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố cùng 246 đại biểu đại diện cho hơn 70 vạn đồng bào các DTTS trong toàn tỉnh Thanh Hóa.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng trình bày diễn văn khai mạc.

Phát biểu khai mạc Đại hội, đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024 là dịp để đánh giá kết quả thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các DTTS toàn tỉnh lần thứ III, trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và thực hiện chính sách dân tộc của vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2019 - 2024; đồng thời, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024; tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2019 - 2024; tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình trình bày báo cáo chính trị.

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024 nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029.

Theo đó báo cáo Chính trị của Đại hội nêu rõ: Trong 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III giai đoạn 2019 - 2024, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã có những chủ trương đúng đắn và trọng tâm về phát triển KT-XH đối với vùng DTTS và miền núi và được cả hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo, cộng đồng các DTTS hưởng ứng thực hiện và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, cảnh sắc và cuộc sống của đồng bào ngày càng đổi thay, tươi đẹp.

Đặc biệt việc triển khai Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đã đạt những kết quả khá toàn diện, nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đạt cao hơn bình quân chung của các địa phương, nổi bật là: kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương; tỷ lệ hộ nghèo 11 huyện miền núi giảm còn 11,04% (giảm 4,15% so với năm 2022); tỷ lệ hộ cận nghèo còn 14,75% (giảm 5,11% so với năm 2022); thu nhập bình quân đầu người của vùng ước đến hết năm 2024 đạt 42,62 triệu đồng/năm, 83.314 lượt người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo sinh sống tại vùng DTTS&MN được tạo việc làm mới; 100% đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa; 99,9% đường từ thôn đến xã được cứng hóa; 100% các xã có điện lưới quốc gia; 100% số xã của huyện miền núi đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình...

Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào được coi trọng. Nhiều lễ hội truyền thống đã được phục dựng; gìn giữ được nhiều mô hình làng, bản văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Công tác tuyên truyền, vận động đồng bào cải tạo tập quán lạc hậu được quan tâm, nhiều tập tục rườm rà, tốn kém trong việc cưới, việc tang, lễ hội dần được loại bỏ và thay đổi phù hợp với điều kiện hiện nay.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Các đại biểu dự Đại hội.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục quan tâm củng cố, kiện toàn; khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường, tinh thần tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ được phát huy. Hệ thống chính trị vùng DTTS&MN thường xuyên được củng cố và hoạt động ngày càng hiệu quả; công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có chuyển biến tiến bộ. Đội ngũ trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS đã phát huy tốt vai trò gương mẫu, đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nhiều người đã thực sự trở thành trung tâm đoàn kết, vận động Nhân dân phát triển kinh tế, tổ chức đời sống văn hóa ở khu dân cư..., tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Tăng cường công tác phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; xóa bỏ tập tục lạc hậu của đồng bào DTTS, để tập trung giảm nghèo, phát triển KT-XH khu vực miền núi cao trên địa bàn tỉnh.

Quốc phòng, an ninh nội địa và an ninh biên giới quốc gia được giữ vững; các lực lượng vũ trang đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các địa phương trong việc giữ vững trật tự an toàn xã hội. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc được chú trọng, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát triển, góp phần giữ gìn trật tự xã hội trên địa bàn.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Có thể khẳng định, trong những năm qua, trên 70 vạn đồng bào các DTTS trong tỉnh đã đóng góp xứng đáng công sức của mình vào sự nghiệp phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở địa phương, trong đó có sự đóng góp hết sức quan trọng của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ là người dân tộc thiểu số.

Báo cáo chính trị cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế: Tuy có bước phát triển nhưng đời sống của một bộ phận Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS còn cao. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường còn chưa được như kỳ vọng. Kết cấu hạ tầng nông thôn của tỉnh tuy đã được tăng cường đầu tư, song còn thiếu so với nhu cầu phát triển KT-XH, sinh hoạt của người dân. Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa ở vùng DTTS so với mặt bằng chung của tỉnh và cả nước vẫn cần nhiều cải thiện. Việc triển khai một số chương trình, chính sách, phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS còn chưa theo kịp tiến độ. Một số tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ triệt để; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa phương còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS còn chưa đồng đều...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội

Các tham luận phát biểu đều đồng tình cao với nội dung Báo cáo chính trị trình tại Đại hội, đồng thời nêu lên những cách làm hay trong quá trình triển khai tại cơ sở, như việc phát huy vai trò của người có uy tín trong vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới; hiệu quả trong phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; kinh nghiệm xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS&MN; kinh nghiệm và kết quả trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đảm bảo an ninh thôn bản, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới, xây dựng mối quan hệ biên giới hòa bình, hữu nghị... Bên cạnh đó, các tham luận cũng đã đề xuất những vấn đề mang tính thực tiễn để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2024-2029.

Phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng nông thôn mới

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Đại biểu Hà Thị Hường, Chủ tịch MTTQ xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy.

Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ của huyện, tỉnh, các phòng ban và sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, sát sao quyết liệt của Đảng ủy - HĐND - UBND xã, sự vào cuộc của Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của Nhân dân các dân tộc trong xã, sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đến nay xã Cẩm Thành đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoàn thành về đích xã NTM năm 2021 trước 3 năm so với Nghị quyết của Đảng bộ xã khóa XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Trong đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đời sống Nhân dân tiếp tục được nâng lên, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân có nhiều tiến bộ; chính sách an sinh xã hội, ưu đãi người có công được thực thi đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Đời sống của các tầng lớp Nhân dân trong xã được cải thiện rõ rệt.

Tổng nguồn vốn huy động từ khi triển khai XDNTM đến nay của xã đạt trên 421 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn Nhân dân đóng góp là trên 314 tỷ đồng, bằng 74,58% nguồn vốn.

Ủy ban MTTQ xã và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia hiến 17.342 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn và giao thông nội đồng; hiến 1.120m2 tường rào, trồng mới các tuyến đường hoa, cây xanh, chỉnh trang nhà cửa, vườn hộ... Công tác an sinh xã hội được quan tâm, xây dựng và sửa chữa được 14 nhà ở cho hộ nghèo với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng.

Hàng năm vào dịp 18/11 đều tổ chức hoạt động ngày hội khu dân cư, đồng thời đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh”; các thôn duy trì đều đặn phong trào quét dọn vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm vào ngày chủ nhật hàng tuần ở mỗi thôn. Bên cạnh đó MTTQ và các đoàn thể xây dựng các mô hình góp phần xây dựng các tiêu chí NTM như: xây dựng 4 mô hình khu dân cư “sáng, xanh, sạch, đẹp và an toàn”, các công trình phần việc trồng và chăm sóc đường hoa do hội phụ nữ, “hàng cây thanh niên” do đoàn thanh niên... và các thôn được quan tâm triển khai thực hiện tốt. Mô hình khu dân cư tự quản về bảo vệ môi trường, các tổ chức thành viên đã tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Mặt trận chủ trì phát động và xây dựng nhiều mô hình hay, hiệu quả. Công tác chỉnh trang nhà cửa, cải tạo vườn tạp được Nhân dân quan tâm tập trung nguồn lực thực hiện. Đây là một sự nỗ lực lớn và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong xã.

Mục tiêu trong thời gian tới của xã Cẩm Thành sẽ là tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM, tiến tới xây dựng thành công xã NTM nâng cao trước năm 2030 và hướng đến xây dựng xã NTM kiểu mẫu, xây dựng xã Cẩm Thành ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng góp phần giảm nghèo bền vững

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Đại biểu Lò Văn Quang, Phó Chủ tịch HĐND huyện Bá Thước

Những kết quả đạt được của huyện Bá Thước thời gian qua đã khẳng định vai trò to lớn, vô cùng quan trọng của du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng vào nâng cao thu nhập, ổn định đời sống Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững...

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những khó khăn, tồn tại, hạn chế, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trên địa bàn, thời gian tới huyện Bá Thước sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đã đề ra. Đồng thời huyện có một số đề xuất, kiến nghị đối với các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh.

Cụ thể là, đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm, hỗ trợ huyện đầu tư, xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu (giao thông, nước sạch, xử lý môi trường,...) đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch. Ban hành cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Đề nghị các sở, ban, ngành cấp tỉnh đặc biệt là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ huyện trong việc tăng cường thông tin, quảng bá, tiếp thị du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; xây dựng thương hiệu du lịch Pù Luông và khôi phục các trò chơi dân gian, các lễ hội truyền thống. Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ huyện trong việc kết nối, tổ chức các hoạt động và thực hiện các chương trình xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư du lịch; tiếp tục hỗ trợ huyện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho cán bộ, doanh nghiệp và người lao động...

Phát huy vai trò của người có uy tín trong vận động Nhân dân xóa bỏ các hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Đại biểu Lầu Minh Pó, người có uy tín bản Pù Toong, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát

Huyện Mường Lát có trên 95% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số: Thái, Mông, Mường, Khơ Mú, Dao, Kinh sinh sống. Mỗi dân tộc đều có đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Tuy nhiên, bên cạnh những nét thuần phong, mỹ tục độc đáo, tiến bộ thì vẫn còn tồn tại những hủ tục trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và tín ngưỡng, trở thành rào cản đối với sự phát triển, tiến bộ xã hội. Đồng bào dân tộc Mông cũng vậy, còn tồn tại nhiều hủ tục, như: tình trạng người chết chưa được đưa vào quan tài, giết mổ nhiều gia súc, tổ chức đám tang dài ngày; tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; một số nghi lễ trong cúng bái còn rườm rà gây lãng phí, tốn kém, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người dân...

Bản thân tôi nguyên là cán bộ lãnh đạo huyện nghỉ hưu, được Nhân dân tin tưởng, tín nhiệm bầu là người có uy tín bản Pù Toong, xã Pù Nhi. Trong những năm qua, tôi luôn gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình, dòng họ, Nhân dân trong và ngoài bản thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương; tuyên truyền vận động Nhân dân xóa bỏ các hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới.

Để xóa bỏ triệt để các hủ tục, lạc hậu tiến tới xây dựng đời sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói chung, huyện Mường Lát nói riêng, tôi xin đề xuất, kiến nghị một số nội dung:

Thứ nhất, đề nghị tỉnh Thanh Hóa có cơ chế, chính sách tổ chức cho người có uy tín, trưởng dòng họ đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình, cách làm hay có hiệu quả của một số địa phương ngoài tỉnh có nét văn hóa, phong tục tập quán tương đồng dễ áp dụng triển khai tại địa phương.

Thứ 2, cần xây dựng Đề án “Khảo sát, nhận diện các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu cần xoá bỏ, đồng thời lưu giữ, phát huy những giá trị, nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc”. Qua đó có cách làm bài bản, khoa học, tránh việc nhìn nhận, xóa bỏ một cách phiến diện, vô tình làm mất đi bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số...

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt đảm bảo an ninh thôn bản

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Đại biểu Lò Thị Dư, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Lư, huyện Quan Sơn

Quán triệt sâu sắc đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong giai đoạn 2019 - 2024, đại biểu Lò Thị Dư với vai trò là một cán bộ, đảng viên, một người dân tộc thiểu số đã tham mưu cho chính quyền địa phương, cùng tập thể luôn kiên trì, nỗ lực phấn đấu tìm ra nhiều cách làm hay, sáng tạo tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt đảm bảo an ninh thôn bản, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên gới, xây dựng mối quan hệ biên giới hòa bình, hữu nghị trên địa bàn Quan Sơn, giai đoạn 2019 - 2014.

Từ thực tiễn công tác vận động Nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh thôn, bản, góp phần bảo vệ an ninh biên giới xã, đại biểu Lò Thị Dư rút ra một số bài học kinh nghiệm đó là: Công tác tuyên truyền, vận động phải bám sát chỉ đạo của cấp ủy Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền huy động đông đảo các lực lượng tham gia.

Vận động Nhân dân tham gia bảo vệ ANTQ trong giai đoạn hiện nay phải gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” và bảo tồn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và phù hợp với tình hình, đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương. Công tác vận động cần bắt đầu từ những điều thiết thực nhất đối với từng người, từng hộ, từng khu dân cư.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng các mô hình, huy động lực lượng, tổ chức các hoạt động. Tập trung đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế; chăm lo đời sống cho người dân yếu thế. Tạo được niềm tin trong nhân dân để người dân tích cực hưởng ứng các phong trào của địa phương và tham gia các hoạt động của từng tổ chức có hiệu quả. Duy trì và tăng cường công tác đối ngoại, tình hữu nghị giữa nhân dân hai khu vực Việt nam - Lào.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nêu rõ: Những thành tựu đạt được của tỉnh Thanh Hóa trong thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III rất đáng tự hào, là quyết tâm chính trị và sự chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự nỗ lực, vượt khó vươn lên của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thay mặt Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trân trọng cảm ơn và chúc mừng những kết quả đã đạt được của Đảng bộ, chính quyền và quân dân các dân tộc tỉnh trong thời gian qua, đặc biệt biểu dương sự cố gắng nỗ lực của đồng bào các DTTS đã chung sức, đồng lòng phát huy tiềm năng, thế mạnh vùng DTTS&MN, góp sức cùng nhân dân cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên cùng Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục nghiên cứu, nâng cao nhận thức và quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, đại đoàn kết dân tộc và chính sách dân tộc để tích hợp, lồng ghép thúc đẩy sự phát triển vùng đồng bào DTTS&MN của tỉnh. Đặc biệt cần quan tâm thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh. Trước mắt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo bảo đảm hoàn thành mục tiêu Chính phủ đã xác định.

Tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào DTTS&MN, nhất là khu vực biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, có chính sách và giải pháp thực hiện cụ thể trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS... Cùng với đó, cần kết hợp phát triển KT-XH với đảm bảo quốc phòng, an ninh, nhất là các địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa, biên giới; chủ động xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, gắn với thế trận lòng dân vững chắc.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Đối với các đại biểu và đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh mong rằng dù khó khăn, vất vả đến đâu cũng phải ưu tiên thời gian và tiền của, tạo mọi điều kiện để cho con em được đến trường, được vui chơi, được học hành đến nơi, đến chốn... Chú trọng xây dựng, vun đắp khối đại đoàn kết các dân tộc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đồng lòng cùng cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện thắng lợi Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV đã đề ra.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng lẵng hoa chúc mừng Đại hội đại biểu DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024.

Nhân dịp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng lẵng hoa chúc mừng Đại hội đại biểu DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn, nhấn mạnh: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu đặc biệt quan tâm đến vấn đề dân tộc và đoàn kết toàn dân tộc. Người đã dành nhiều tâm huyết để củng cố, vun đắp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Người khẳng định: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Jrai hay Ê đê, Xơ đăng hay Ba na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau... chúng ta phải thương yêu nhau, kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”. Đối với Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh ta, Người luôn dành những tình cảm đặc biệt và sự quan tâm sâu sắc. Người từng nhiều lần khẳng định: “Thượng du thắng là Thanh Hóa thắng”.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối và chỉ đạo của Trung ương về công tác dân tộc, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành và triển khai nhiều nghị quyết, chỉ thị, cơ chế chính sách; huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực từ các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển KT-XH của tỉnh, các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những thành tích, kết quả mà cấp ủy, chính quyền và đồng bào các DTTS trong tỉnh đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời bày tỏ thống nhất cao với phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2024 - 2029 được nêu trong Báo cáo chính trị.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh cần quán triệt, tuyên truyền, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách về phát triển vùng đồng bào DTTS, nhất là: Phải xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH, gắn với nhiệm vụ công tác dân tộc, nhất là giải quyết đất sản xuất, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực miền núi; huy động các nguồn lực phát triển kinh tế ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn...

Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực là người DTTS... Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong việc vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực phát triển sản xuất, xây dựng bản, làng giàu đẹp, văn minh; động viên đồng bào phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên, nhanh chóng hội nhập với sự phát triển chung của tỉnh và cả nước.

Tăng cường đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, nhất là khu vực biên giới phía Tây của tỉnh; xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Tập trung củng cố, kiện toàn và nâng cao hơn nữa chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, gắn với xây dựng xã, thị trấn, thôn, bản vững mạnh toàn diện.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn mong đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh tiếp tục giữ vững tình đoàn kết, nêu cao tinh thần yêu nước, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực thi đua lao động sản xuất, tự tin, tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng; chung tay xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa văn minh, tiến bộ, đóng góp xứng đáng cùng với Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh văn minh và hiện đại, tỉnh giàu đẹp và kiểu mẫu của cả nước.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tặng bức trướng cho Đại hội.

Nhân dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao Bằng khen và Kỷ niệm chương cho các tập thể, cá nhân.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

Cũng tại Đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trao Bằng khen và Kỷ niệm chương cho các tập thể, cá nhân; lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua trên các lĩnh vực của đời sống xã hội vùng đồng bào DTTS. Đại hội cũng đã thông qua Quyết tâm thư nêu lên nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu của Đại hội trong giai đoạn tới.

Nhóm PV

Tin liên quan:
  • Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024
    Giao lưu điển hình tiên tiến “Những đóa hoa miền sơn cước”

    “Những đóa hoa miền sơn cước” là câu chuyện truyền cảm hứng của những tấm gương đã nỗ lực vươn lên, đóng góp sức lực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng bản làng ngày càng ấm no và giàu bản sắc.

  • Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024
    Đoàn Đại biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ ...

    Trước thềm Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024, chiều 20/11, đoàn đại biểu dự Đại hội do đồng chí Mai Xuân Bình, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng ban chỉ đạo Đại hội dẫn đầu đã đến dâng hoa, dâng hương tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đền thờ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng Liệt sĩ (TP Thanh Hóa).


Nhóm PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]