Cụ thể 5 nhóm chính sách trong Luật Đầu tư công (sửa đổi), tránh cơ chế xin-cho
Đáng chú ý trong nhóm chính sách thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù được Quốc hội cho phép áp dụng là cho phép tách công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập.
Quang cảnh phiên họp Quốc hội sáng 29/10.
Sáng 29/10, báo cáo trước Quốc hội về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết nội dung sửa đổi Luật đã cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện 5 nhóm chính sách lớn, thể hiện sâu sắc tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm,” Trung ương, Quốc hội, Chính phủ giữ vai trò kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế và kiểm tra, giám sát; bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, không để đùn đẩy trách nhiệm, tránh tạo cơ chế “xin-cho”
Tháo gỡ căn bản vướng mắc, điểm nghẽn
Dự án Luật đã nhận được sự đánh giá cao của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức quốc tế, nhà tài trợ nước ngoài, nhất là việc đã tháo gỡ căn bản các tồn tại, hạn chế, vướng mắc, điểm nghẽn phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đầu tư công năm 2019; các quy định về phân cấp, phân quyền, bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm để dễ kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá, đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng nguồn lực đầu tư công để thực hiện ba đột phá chiến lược, nhất là đột phá về hạ tầng trong tình hình mới.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, 5 nhóm chính sách lớn được cụ thể hóa gồm nhóm chính sách thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng; Nhóm chính sách về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; Nhóm chính sách về nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực, năng lực thực hiện dự án đầu tư công của địa phương, doanh nghiệp nhà nước; Nhóm chính sách về thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (vốn nước ngoài); Nhóm chính sách về đơn giản hóa trình tự, thủ tục; bổ sung, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, quy định, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đáng chú ý trong nhóm chính sách thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng là cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án (bao gồm cả dự án nhóm B, C).
Quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ giao một Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh được lựa chọn giao một Ủy ban Nhân dân cấp huyện làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên hoặc tổ chức thực hiện dự án theo thẩm quyền.
Cho phép bố trí vốn ngân sách địa phương để ủy thác thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương.
Đánh giá kỹ tác động khi giao Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án
Thẩm tra về dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết đa số ý kiến Ủy ban thống nhất với đề xuất của Chính phủ về việc cho phép tách công tác đền bù, tái định cư thành dự án thành phần độc lập trong tổng thể dự án đối với tất cả các nhóm dự án.
Tuy nhiên, đề nghị quy định chặt chẽ tại các điều, khoản để đảm bảo công tác đền bù, tái định cư gắn với đầu tư hoàn thành dự án, không để hoang phí và tổng thời gian bố trí vốn thực hiện 2 dự án thành phần độc lập để hoàn thành các chương trình, dự án không được vượt quá quy định về thời gian thực hiện dự án.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Về quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ giao một Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng việc đổi mới để tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương là cần thiết và phù hợp với định hướng tại Kết luận số 93-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Tuy nhiên, ông Lê Quang Mạnh cho hay các nội dung này mới được triển khai thực hiện trong thời gian ngắn, áp dụng cho một số công trình, dự án cụ thể; do vậy, cần có báo cáo bổ sung, đánh giá kỹ tác động của chính sách để đại biểu Quốc hội, Quốc hội xem xét quyết định.
Đồng thời, đề nghị quy định cụ thể trong dự thảo Luật về tiêu chí, điều kiện để lựa chọn địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án và quy định về trách nhiệm của các địa phương trong công tác đền bù, tái định cư của dự án.Bên cạnh đó, đa số ý kiến cũng nhất trí với đề xuất của Chính phủ về bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, nhằm tăng nguồn lực từ ngân sách địa phương để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi tại các địa phương.
Để bảo đảm cơ sở áp dụng trong xây dựng chính sách tín dụng ưu đãi của địa phương nhằm bảo toàn vốn, tránh thất thoát, đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, tiêu chí, nguyên tắc bố trí vốn, về bảo toàn vốn ủy thác cho vay, thu hồi nợ, cơ chế cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý cho cơ quan được ủy thác.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-22 06:00:00
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 22/1
-
2025-01-22 05:00:00
Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 22/1/2025
-
2024-10-29 08:00:00
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 29/10/2024
Họp Quốc hội: Các đại biểu thảo luận về dự án Luật Đầu tư công sửa đổi
Tuyên bố chung Việt Nam - UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 29/10
Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 29/10/2024
Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 28/10
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng
[Bản tin 18h] Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự diễn ra từ ngày 1/11
Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Mường Lát
ĐBQH Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH Thanh Hoá): Cần có giải pháp đột phá để đẩy nhanh nhà ở xã hội