(Baothanhhoa.vn) - Xác định chuyển đổi số (CĐS) là con đường nhanh nhất để hiện đại hóa ngành tài chính, Sở Tài chính Thanh Hóa đã tích cực CĐS gắn với cải cách hành chính (CCHC) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý Nhà nước về tài chính ngân sách; tạo dựng môi trường làm việc điện tử hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Sở Tài chính thực hiện chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là con đường nhanh nhất để hiện đại hóa ngành tài chính, Sở Tài chính Thanh Hóa đã tích cực CĐS gắn với cải cách hành chính (CCHC) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý Nhà nước về tài chính ngân sách; tạo dựng môi trường làm việc điện tử hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Sở Tài chính thực hiện chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính

Vận hành trung tâm máy chủ tại Sở Tài chính Thanh Hóa.

Đẩy mạnh CĐS, Sở Tài chính Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải cách về thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy hành chính, cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Theo đó, 100% văn bản đi đến (trừ văn bản mật), hồ sơ công việc đều được xử lý, ký số trên môi trường mạng. Việc lưu trữ văn bản đi đến, hồ sơ công việc từ năm 2011 đến nay được lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh). Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành ngân sách Nhà nước được sở đặc biệt chú trọng, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin gồm 1 mạng diện rộng (WAN) và 28 mạng LAN (tại sở và 27 huyện, thị xã, thành phố) bao gồm 35 máy chủ, 300 máy trạm được kết nối với nhau bằng đường cáp quang chuyên dụng, đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ của ngành trong quản lý Nhà nước về ngân sách từ cấp tỉnh đến cấp huyện và có kết nối đến kho bạc, thuế, hải quan, Bộ Tài chính...

Sở Tài chính cũng chú trọng ứng dụng các phần mềm chuyên dụng như: hệ thống quản lý văn bản đi, đến và hồ sơ công việc, như: TD Office; phần mềm quản lý cán bộ, công chức ngành tài chính; phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp: MISA Mimosa.NET, được triển khai ở hơn 2.600 đơn vị hành chính ngân sách; phần mềm kế toán được triển khai ở 559 đơn vị cấp xã; hệ thống quản lý tài chính về đất đai và tài nguyên khoáng sản; hệ thống trao đổi thông tin thu nộp thuế; kho dữ liệu thu - chi... giúp cho hoạt động của ngành tài chính trở nên trơn chu, chuyên nghiệp, đảm bảo chính xác, bảo mật... Trang thông tin điện tử Sở Tài chính Thanh Hóa cũng thường xuyên cập nhật thông tin, cung cấp số liệu về công khai ngân sách của toàn tỉnh; thông tin về thu chi, quyết toán, phân bổ ngân sách; nợ công, giải ngân, tình hình đầu tư công, giải ngân hàng quý; thông tin giá cả thị trường...

Thực hiện Quyết định số 5347/QĐ-UBND ngày 24-12-2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022, ngày 31-12-2021, Sở Tài chính đã ban hành Kế hoạch số 8445/KH-STC về việc thực hiện nhiệm vụ CCHC năm 2022, chỉ đạo các phòng, ban rà soát, kiến nghị đơn giản tối đa về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết các TTHC thuộc thẩm quyền quản lý gắn với CĐS. Từ việc quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, nỗ lực thực hiện các mục tiêu đã đề ra, đến nay tổng số TTHC hiện tại của Sở Tài chính là 35 TTHC, trong đó có 34 TTHC được thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và 1 TTHC mức độ 4 thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở (trong đó 23/35 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4). Kết quả thực hiện tiếp nhận và giải quyết các TTHC 6 tháng đầu năm 2022 là 1.012 hồ sơ và được trả kết quả đầy đủ, kịp thời trước và đúng thời gian là 991 hồ sơ, còn lại 20 hồ sơ đang xử lý trong hạn và 1 hồ sơ trả lại/xin rút quy trình thủ tục đã xây dựng, không phát sinh hồ sơ tồn đọng quá hạn chưa xử lý.

Nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa việc CCHC gắn với CĐS, thời gian tới, Sở Tài chính tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng văn phòng không giấy tờ; xây dựng nền tảng tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở. Sở cũng sẽ thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh. Ngành tài chính đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số dựa trên việc đẩy nhanh các giá trị gia tăng của dịch vụ tài chính, chuyển đổi mô hình kinh tế bao hàm kinh tế số. Công nghệ thông tin đóng vai trò đồng nhất với các hoạt động nghiệp vụ trong môi trường số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh quản lý và phát triển nền kinh tế số.

Cùng với đó, sở sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện lộ trình xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đem lại nhiều tiện ích, trong đó chú trọng việc nhất thể hóa nền tảng ứng dụng để tránh cho người dùng phải đăng nhập nhiều phần mềm cùng một lúc; đầu tư xây dựng mới hệ thống quản lý, điều hành ngân sách địa phương tập trung từ cấp tỉnh đến cấp xã và các đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước trong toàn tỉnh.

Đặc biệt là chỉ đạo việc xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhằm mang lại sự cải thiện đáng kể trong công tác quản lý tài chính công theo hướng hiện đại. Các hệ thống thông tin này sẽ góp phần quan trọng trong nỗ lực cải cách TTHC, nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý tài chính - ngân sách của ngành tài chính.

Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân về công tác CCHC gắn với CĐS ngành tài chính. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm về CCHC và CĐS thuộc lĩnh vực tài chính, tạo sự thống nhất trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... nhằm tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp, người thực thi nhiệm vụ, góp phần xây dựng nền tài chính minh bạch, hiện đại, hội nhập.

Bài và ảnh: Linh Hương


Bài và ảnh: Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]