Chính phủ Sudan đồng ý mở thêm bốn sân bay để tiếp nhận hàng viện trợ
Hội đồng Chủ quyền chuyển tiếp của Sudan cho biết các sân bay sẽ được mở để chuyển hàng viện trợ đến quốc gia Đông Bắc Phi này nằm ở các thành phố Kassala, Dongola, El Obeid và Kadugli.
Người tị nạn Sudan sơ tán tránh xung đột sang Adre (Cộng hòa Chad) hồi cuối năm ngoái. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chính phủ Sudan thông báo ngày 19/10 đã đồng ý mở thêm bốn sân bay cho các cơ quan nhân đạo để chuyển hàng viện trợ đến quốc gia Đông Bắc Phi đang bị chiến tranh tàn phá này.
Trong tuyên bố, Hội đồng Chủ quyền chuyển tiếp của Sudan cho biết các sân bay sẽ được mở nằm ở các thành phố Kassala, Dongola, El Obeid và Kadugli.
Theo tuyên bố, với biện pháp này, Chính phủ Sudan đã đáp ứng mọi yêu cầu về việc nhập cảnh và lưu thông hàng viện trợ nhân đạo bằng đường hàng không, đường bộ và đường biển, đồng thời nói thêm rằng hiện có sáu sân bay và bảy cửa khẩu đường bộ cho phép các tổ chức quốc tế tiếp cận nhằm chuyển hàng cứu trợ cho người dân Sudan.
Động thái này diễn ra một ngày sau khi các quốc gia gồm Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã ra tuyên bố kêu gọi các bên đối địch ở Sudan tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cung cấp viện trợ khẩn cấp tới hàng triệu người đang rất cần cứu trợ ở quốc gia Đông Bắc Phi.
Trong tuyên bố chung, bốn quốc gia nêu rõ: “Hành vi cản trở có hệ thống của hai bên đối với các nỗ lực nhân đạo trong nước và quốc tế là căn nguyên của nạn đói hiện nay ở Sudan.”
Mỹ, Anh, Pháp và Đức yêu cầu dỡ bỏ hạn chế di chuyển tại cửa khẩu biên giới Adre từ Cộng hòa Chad, nơi các xe tải chở viện trợ của Liên hợp quốc đang chờ để tiến vào Sudan.
Tuyên bố của bốn quốc gia cũng yêu cầu mở tất cả các tuyến đường xuyên biên giới, như cam kết trước đó của Các Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự.
Tuyên bố nêu rõ cung cấp viện trợ nhân đạo ngay lập tức và đầy đủ cho những người dân đang cần giúp đỡ ở Sudan là đòi hỏi mang tính thiết để giảm thiểu tổn thất nhân mạng trên quy mô lớn.
Theo Liên hợp quốc, một nửa dân số Sudan, tức khoảng 25 triệu người, cần được hỗ trợ và bảo vệ, trong khi gần 18 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng.
Chương trình Lương thực Thế giới trước đó đã cảnh báo rằng Sudan có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nạn đói tồi tệ nhất thế giới trong bối cảnh cuộc cuộc xung đột tại quốc gia Đông Bắc Phi này đã bước sang năm thứ hai.
Sudan đã bị tàn phá bởi cuộc xung đột giữa SAF và RSF bùng phát kể từ giữa tháng 4/2023.
Theo ước tính gần đây của Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), giao tranh đã khiến khoảng 20.000 người thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương và hàng triệu người phải di dời bên trong lãnh thổ Sudan và đi lánh nạn ở các nước láng giềng./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-16 11:22:00
Chúng ta biết gì về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Gaza?
-
2025-01-16 10:18:00
Quan hệ Nga và Iran: Hoạn nạn có nhau
-
2024-10-20 08:30:00
Nhật Bản tăng cường an ninh sau vụ tấn công Trụ sở LDP và Văn phòng Thủ tướng
NATO và G7 thảo luận việc tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine
Nga-Oman khai mạc cuộc tập trận hải quân IMEX 2024 ở Iran
Chính thức khai mạc Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45
NATO phải thống nhất điều kiện trước khi mời Ukraine gia nhập khối
Nga cảnh báo “rắn” đối với đề xuất của Ukraine về vũ khí hạt nhân
Hàn Quốc-Nhật Bản thúc đẩy hợp tác kinh tế hướng tới tương lai
Tổng thống Mỹ công du Đức, thảo luận về tình hình Ukraine và Trung Đông
Tình trạng nghèo cùng cực trên thế giới gia tăng lần đầu tiên trong 20 năm
Xung đột Nga-Ukraine: Đức công bố gói viện trợ quân sự mới cho Kiev