(Baothanhhoa.vn) - Chuyển đổi số theo mô hình nhà máy thông minh là một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có một lộ trình thực hiện rõ ràng, phù hợp với điều kiện nguồn lực sẵn có để đảm bảo dự án triển khai thành công và đạt được hiệu quả cao nhất.

Các bước triển khai nhà máy thông minh hiệu quả

Chuyển đổi số theo mô hình nhà máy thông minh là một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có một lộ trình thực hiện rõ ràng, phù hợp với điều kiện nguồn lực sẵn có để đảm bảo dự án triển khai thành công và đạt được hiệu quả cao nhất.

Các bước triển khai nhà máy thông minh hiệu quả

Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp

Đây là bước khởi đầu quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá toàn diện năng lực nội tại cũng như các vấn đề cần cải thiện trước khi quyết định theo đuổi hành trình chuyển đổi số theo mô hình nhà máy máy thông minh.

Các bước triển khai nhà máy thông minh hiệu quả

Hoạt động này mang tính hoạch định chiến lược, đòi hỏi ban lãnh đạo doanh nghiệp cần có cái nhìn bao quát về cách thức vận hành nhà máy cũng như cân nhắc các yếu tố liên quan đến cơ hội, thách thức trước khi bắt đầu triển khai thực tế.

Xác định vấn đề và mục tiêu ưu tiên khi triển khai giải pháp nhà máy thông minh

Thực tế, có rất nhiều phương án và giải pháp cho mô hình nhà máy thông minh. Tuy nhiên, mỗi nhà máy sẽ có cách thức và quy trình vận hành khác nhau nên không phải phương pháp nào cũng thực sự phù hợp. Doanh nghiệp nên vạch ra mục đích và các vấn đề cần ưu tiên giải quyết trước để có phương hướng hoạch định nguồn lực chuyển đổi số phù hợp.

Các bước triển khai nhà máy thông minh hiệu quả

Doanh nghiệp nên xác định vấn đề và mục tiêu ưu tiên trước khi đi vào triển khai hệ thống nhà máy thông minh.

Tìm kiếm nhà cung cấp giải pháp nhà máy thông minh phù hợp

Giữa vô vàn giải pháp trên thị trường, nếu doanh nghiệp không tìm hiểu kỹ lưỡng và có sự am hiểu nhất định về công nghệ, sẽ rất khó để hoạch định một chiến lược triển khai nhà máy thông minh tối ưu.

Đó chính là lý do mỗi doanh nghiệp nên tìm một nhà cung cấp giải pháp nhà máy thông minh chuyên nghiệp, có kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm để cùng đồng hành trên chặng đường chuyển đổi số.

ITG Technology hiện là nhà cung cấp giải pháp Nhà máy thông minh cho nhiều doanh nghiệp lớn thuộc top VNR500 và doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như: TDV, Kimsen, HHP, Cosmos, Sumitomo,... Đúc kết từ kiến thức chuyên sâu, cũng như kinh nghiệm thực tiễn ở đa dạng lĩnh vực sản xuất như: Cơ khí chế tạo, Điện tử, Đúc nhựa, Bao bì, Dược phẩm, F&B, Dây & Cáp điện, Nhôm - Kính,... cùng năng lực làm chủ công nghệ và đội ngũ chuyên gia đối tác quốc tế đến từ các hãng công nghệ lớn trên thế giới như: Intel, Sato, Advantech, Cognex, AIOI Systems, Keyence,... công ty ITG sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn hướng xây dựng nhà máy thông minh đúng đắn; từ đó giảm thiểu thời gian, chi phí và rủi ro trong quá trình triển khai.

Khảo sát

Sau khi lựa chọn được đơn vị triển khai giải pháp nhà máy thông minh phù hợp, doanh nghiệp cần phối hợp với nhà cung cấp tiến hành khảo sát hiện trạng và đánh giá những nhu cầu mong muốn về hệ thống để tìm ra tiếng nói chung trong việc thiết kế giải pháp. Thông qua đó, hai bên có thể đưa ra kế hoạch tổng quan cùng tầm nhìn chiến lược đúng đắn cho dự án triển khai chuyển đổi số nhà máy thông minh sắp tới.

Phân tích - Thiết kế - Lập trình

Không có công thức chung nào để một nhà máy trở nên thông minh hơn. Chính vì vậy, quá trình phân tích, thiết kế, lập trình hệ thống cần bám sát theo đặc thù sản xuất kinh doanh của nhà máy.

Nhà cung cấp cần phân tích rõ nhu cầu của khách hàng để thiết kế lộ trình chuyển đổi số phù hợp. Từ đó giúp nhà máy vận hành thông minh hơn, cải thiện hiệu quả sản xuất, tối ưu chi phí - nguồn lực, đồng thời tạo ra nhiều giá trị mới.

Cài đặt và chạy thử nghiệm hệ thống

Ở bước này, nhà cung cấp sẽ tiến hành cài đặt thử nghiệm hệ thống công nghệ phần cứng và phần mềm trên một phạm vi nhỏ trong nhà máy, nhằm cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về chất lượng sản phẩm kiểm thử, đồng thời giảm thiểu rủi ro khi chạy chính thức. Bên cạnh đó, quá trình thử nghiệm cũng giúp các công nhân, kỹ sư trong nhà máy nhanh chóng làm quen, thích ứng với công nghệ và quy trình mới.

Các bước triển khai nhà máy thông minh hiệu quả

Chạy thử nghiệm giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi vận hành hệ thống chính thức.

Chạy chính thức và nghiệm thu hệ thống

Sau khi chạy thử thành công, mô hình nhà máy thông minh sẽ được cài đặt để chạy chính thức trên quy mô toàn nhà máy. Doanh nghiệp và đơn vị triển khai sẽ cùng kiểm tra, đánh giá hiệu quả cuối cùng trước khi tiến hành làm thủ tục bàn giao.

Triển khai nhà máy thông minh thành công sẽ là bước tiến đột phá giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trên hành trình chuyển đổi số theo mô hình nhà máy thông minh.

Ngọc Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]