Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích thắng cảnh Phố Cát
Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng và tham quan của Nhân dân và du khách, xây dựng di tích thắng cảnh Phố Cát trở thành điểm du lịch trọng điểm của huyện Thạch Thành nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.
Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống
Di tích thắng cảnh Phố Cát (bao gồm đền Phố Cát, đền Quan Giám Sát; hang động, thác, núi non, hồ và rừng cảnh quan) thuộc thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã được Chủ tịch UBND tỉnh cấp đổi bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 410/QĐUBND ngày 31/01/2013.
Tam quan đền Phố Cát.
Theo sử sách ghi lại, đền Phố Cát thuộc di tích thắng cảnh Phố Cát được xây dựng dưới triều Vua Lê Cảnh Hưng (1740 - 1786), là nơi thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh - một nữ thần trong quan niệm Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian người Việt. Tương truyền, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Tiên chúa Quỳnh Nương con gái của Ngọc hoàng Thượng đế, xinh đẹp, tài giỏi, vì phạm lỗi làm rơi chén ngọc trong một buổi lễ chầu Thiên đình nên bị phạt xuống trần gian trải qua kiếp người với 3 lần giáng sinh. Đền Phố Cát là nơi công chúa Liễu Hạnh giáng trần lần thứ ba để cứu nhân độ thế, được Nhân dân suy tôn là Đức Thánh Mẫu và trở thành một trong tứ bất tử của văn hóa Việt Nam, hiện nay là một trong 3 trung tâm thờ Mẫu lớn nhất cả nước. Đặc biệt, trong các đền thờ Thánh Mẫu thì Đền Phố Cát Thạch Thành là nơi đầu tiên trong cả nước được Nhà vua ban tặng sắc phong thần cho Thánh Mẫu là Thượng đẳng thần.
Từ khi Đền Mẫu Phố Cát được lập lên, Vua Khải Định triều nhà Nguyễn trong lần hạ giá qua huyện Thạch Thành đã từng ghé thăm Đền và đề thơ ngâm vịnh. Đầu thế kỷ XX, cạnh dòng suối phía trước Đền, Tổng đốc Thanh Hóa đã cho xây dựng một tháp Vọng Ngư hình lục lăng để dành riêng cho Vua Bảo Đại ngồi thưởng ngoạn cảnh vật, ngắm cá thần dưới suối. Sau đó, do biến động của lịch sử và tác động của con người nên Đền đã không giữ được nguyên vẹn về không gian và kiến trúc ban đầu, chỉ còn lại Nghi môn và tháp Vọng Ngư từ thời Nguyễn. Trong khoảng năm 1990 - 1995, chính quyền địa phương cùng Nhân dân và các nhà hảo tâm đã đóng góp công đức tôn tạo lại khu Đền thờ như ngày nay, tuy nhiên các công trình được tôn tạo manh mún, chắp vá, khuôn viên di tích lộn xộn, chưa đáp ứng được công năng của một trung tâm thờ Mẫu lớn của cả nước.
Năm 2024, Lễ hội Đền Phố Cát được tổ chức quy mô cấp huyện.
Cùng với đền Phố Cát nằm trong hệ thống di tích thắng cảnh Phố Cát, đền Quan Giám Sát thờ Quan lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn hay còn gọi là Quan Đệ Nhị Giám Sát (là con trai thứ 2 của Vua Cha Bát Hải Động Đình). Hằng năm, lễ hội đền Phố Cát diễn ra từ ngày 15/1 đến ngày 3/3 âm lịch, chính lễ vào ngày 18/2 âm lịch với các hoạt động như, lễ bái, cầu cúng, thượng đồng và các trò chơi dân gian. Từ năm 2024, lễ hội đền Phố Cát được tổ chức quy mô cấp huyện góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Đồng thời, quảng bá tiềm năng văn hóa, du lịch, hình ảnh đất và người Thạch Thành đến bạn bè trong và ngoài tỉnh.
Cần sự chung tay của cộng đồng
Để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng và tham quan của Nhân dân và du khách, xây dựng di tích thắng cảnh Phố Cát trở thành điểm du lịch trọng điểm của huyện Thạch Thành và tỉnh Thanh Hoá, hiện nay, UBND huyện Thạch Thành đang triển khai Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích thắng cảnh Phố Cát.
Phối cảnh Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích thắng cảnh Phố Cát
Ông Đinh Văn Hưng, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành cho biết: Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích thắng cảnh Phố Cát đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, HĐND huyện phê duyệt chủ trương đầu tư và được UBND huyện phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 1044/QĐ-UBND ngày 21/3/2025 của UBND huyện Thạch Thành (với tổng mức đầu tư hơn 178 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách tỉnh 39 tỷ đồng; Vốn ngân sách huyện 23 tỷ đồng; Vốn xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác khoảng 116 tỷ đồng để thực hiện tu bổ 18 hạng mục công trình, như: Cung Đệ Nhất, cung Đệ Nhị, cung Đệ Tam, đền Quan Giám Sát, đền Cô Bơ...). Để dự án được triển khai kịp thời, sớm đưa công trình vào sử dụng, khai thác, phát huy giá trị, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân và du khách thập phương, ngoài phần ngân sách Nhà nước đầu tư rất cần đến sự đóng góp, chung tay hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và con em, người dân Thạch Thành đang sinh sống và làm việc trong và ngoài nước đối với việc bảo tồn, tôn tạo, góp phần phát huy giá trị di tích, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Ngày 16/5/2025, UBND huyện Thạch Thành đã ban hành Công văn số 1475/UBND-VHKHTT về thư mời tài trợ, công đức huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích thắng cảnh Phố Cát, thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành. |
Thảo Nguyên
{name} - {time}
-
2025-05-20 10:20:00
Vietnam’s Next Top Model 2025: Gương mặt tiềm năng nổi bật
-
2025-05-20 08:39:00
UNESCO tổ chức thi vẽ minh họa tôn vinh giá trị bản sắc địa phương của Việt Nam
-
2025-05-19 19:48:00
Xung quanh một chữ “Oan”
Quần thể Khu du lịch sinh thái và đô thị Bà Nà - Suối Mơ được tăng tổng mức đầu tư tới 2 tỷ USD
Chương trình nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng”
LAMORI – Dẫn lối về miền Lam Kinh huyền thoại
“Nước non vạn dặm”: Bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ
Đi giữa dòng chảy văn hóa - lịch sử quê hương
[Podcast] Truyện ngắn: Hoa nở trong tối
Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao
Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch Thác Mây lần thứ IV năm 2025
Cất cao điệu chèo trên quê hương Hoằng Hóa