(Baothanhhoa.vn) - Chiến tranh đã lùi xa theo năm tháng nhưng những nỗ lực, cố gắng, đóng góp quan trọng của quân và dân Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ, làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975 vẫn in đậm tâm trí của nhiều thế hệ quân và dân Thanh Hóa, trong những kỷ vật, hiện vật còn lưu giữ đến hôm nay và mai sau...

Xứ Thanh - Vạn thuở vẫn anh hùng...

Chiến tranh đã lùi xa theo năm tháng nhưng những nỗ lực, cố gắng, đóng góp quan trọng của quân và dân Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ, làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975 vẫn in đậm tâm trí của nhiều thế hệ quân và dân Thanh Hóa, trong những kỷ vật, hiện vật còn lưu giữ đến hôm nay và mai sau...

Xứ Thanh - Vạn thuở vẫn anh hùng...Bản Quyết tâm thư thể hiện ý chí, quyết tâm lên đường nhập ngũ của người dânThanh Hóa trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Trong những ngày tháng tư lịch sử, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa trở thành điểm hẹn của những tấm lòng tri ân mong muốn được đến gần hơn với lịch sử, hiểu hơn về sự hy sinh, đóng góp lớn lao của các thế hệ quân và dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói riêng, xuyên suốt hành trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung. Mỗi tư liệu, hình ảnh được trưng bày như mảnh ghép chân thực, sinh động tái hiện lại thời kỳ lịch sử đầy biến động mà hào hùng, oanh liệt.

Xúc động, tự hào biết bao khi mỗi chúng ta của ngày hôm nay được nhìn lại nhiều hiện vật đã cùng những người chiến sĩ “vào sinh ra tử”, dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh cho độc lập, tự do của dân tộc. Không gian trưng bày của bảo tàng như thước phim dội về từ quá khứ. Bộ sưu tập huân chương, huy chương, huy hiệu dẫu qua bao năm tháng vẫn chói ngời ánh lửa, màu thời gian càng tô đậm thêm những chiến công vang dội ấy. Chiếc mũ tai bèo sờn rách, chiếc khăn mùi xoa của chiến sĩ Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 270, Sư đoàn 341 tham gia chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị khốc liệt; vài vật dụng đơn sơ được các chiến sĩ sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ hay vô lăng – bộ phận trong chiếc ca nô mà Anh hùng Mai Xuân Điểm sử dụng để chở người và xe qua bến phà Ghép lúc bấy giờ như đang đối thoại với hiện tại về tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng...

Thế hệ cháu con hôm nay trân trọng, cảm phục biết bao khi đọc lại những dòng thư Bác Hồ gửi quân và dân Thanh Hóa; những lời người cha gửi động viên, dặn dò con trai vững tâm chiến đấu; thư của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa gửi các cán bộ và chiến sĩ trên mặt trận giao thông vận tải năm 1972; bài phát biểu của đồng chí Ngô Thuyền - Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh tại buổi lễ thành lập Tiểu đoàn Đặc công Lam Sơn ngày 1-1-1968. Đây là tiểu đoàn đã vinh dự được tham gia chiến dịch Huế - Đà Nẵng, là đơn vị đặc công trực tiếp đánh chiếm các vị trí quan trọng và giải phóng Đà Nẵng, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Xứ Thanh - Vạn thuở vẫn anh hùng...Bộ sưu tập Huân chương, Huy chương, huy hiệu được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - phần thưởng cao quý của quân và dân Thanh Hóa trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Bất kỳ ai ghé thăm Bảo tàng tỉnh vào những ngày tháng tư lịch sử này sẽ không khỏi bồi hồi, rưng rưng trước bộ sưu tập Quyết tâm thư và Đơn tình nguyện nhập ngũ của thanh niên Thanh Hóa trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đầy cam go, khốc liệt. Những bức thư đã mờ nhòe con chữ, giấy đã ngả vàng, sờn rách nhưng ai ai cũng có thể cảm nhận được tinh thần, khí thế hừng hực, quyết tâm được tòng quân ra trận, phụng sự Tổ quốc, Nhân dân. Đơn xin tình nguyện vào Nam đi chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc của Lê Sỹ Cẩm được viết vào ngày 24-2-1964 bày tỏ nguyện vọng tha thiết: “... được Đảng, Nhân dân và quân đội cho ăn học, đào tạo con người của tôi trở thành một chiến sĩ lái xe để phục vụ cho Nhân dân và cho quân đội. Giờ đây, trước những sự thay đổi và đòi hỏi của Nhân dân giải phóng miền Nam. Lúc này, Đảng kêu gọi bao nhiêu người có sức khỏe và tài năng đem ra để phục vụ cho Nhân dân. Lòng của tôi luôn luôn mong muốn được trở lại đơn vị, trở lại trung đoàn vận tải của cục quản lý xe, mang hết khả năng và kinh nghiệm đã học được vào phục vụ cho quân đội”.

Trong những tư liệu, hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, nhiều người ấn tượng với Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba mà Chủ tịch nước tặng thưởng cho hạ sĩ Đào Ngọc Vân, phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa). Lần theo thông tin, chúng tôi tìm đến ngôi nhà của ông Đào Ngọc Vân (73 tuổi), hiện đang sinh sống tại phường Ngọc Trạo (TP Thanh Hóa) để được lắng nghe “người trong cuộc” kể tường tận hơn về sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra vào ngày 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập. Ông Vân là người đã điều khiển một trong những chiếc xe Jeep tiến vào Dinh Độc Lập. Và ông Đào Ngọc Vân chính là người đã điều khiển chiếc xe Jeep đưa Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đến Đài Phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng quân giải phóng vô điều kiện, đánh dấu sự chấm hết của chính quyền Sài Gòn.

48 năm đã trôi qua, ký ức về sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc vẫn hiển hiện chân thực, rõ nét trong tâm trí người cựu chiến binh. Từ một chàng trai trẻ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường nhập ngũ, trở thành lính của Đại đội 14, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, lịch sử đã gọi tên ông theo một cách rất đặc biệt - giống như một định mệnh. Nếu ngày ấy, ông Đào Ngọc Vân không mạnh dạn lái chiếc xe Jeep, vốn là “chiến lợi phẩm” thu được sau trận chiến đấu với địch thì có lẽ cuộc đời ông sẽ không bao giờ được trải qua những khoảnh khắc lịch sử đáng quý như thế. “Sau giây phút Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên sóng phát thanh, cả Sài Gòn như vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Quân, dân ôm chầm lấy nhau nghẹn ngào xúc động, biển người hô vang: Giải phóng hoàn toàn miền Nam rồi!" - ông Vân chia sẻ.

Xứ Thanh - Vạn thuở vẫn anh hùng...Cựu chiến binh Đào Ngọc Vân (phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa) - người đã điều khiển chiếc xe Jeep đưa Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đến Đài Phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng quân giải phóng vô điều kiện.

Kể làm sao cho đặng những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Là tỉnh địa đầu Quân khu 4, trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Mỹ, Thanh Hóa còn giữ vị trí chiến lược của hậu phương lớn miền Bắc và là cửa ngõ yết hầu vào chiến trường. Vì vậy, tại hai cuộc chiến tranh phá hoại, giặc Mỹ đã sử dụng 78.455 lượt chiếc máy bay và 6.229 lượt chiếc tàu chiến, đánh phá địa bàn Thanh Hóa 14.056 trận bằng không quân, 243 trận pháo kích từ các tàu chiến thuộc Hạm đội 7, thả 20 vạn tấn bom, bắn 35 nghìn quả đại bác, tên lửa, rốc két. 4.143 mục tiêu ở Thanh Hóa bị đánh phá, trong đó 60% mục tiêu giao thông. Tất cả các trục đường chính đều bị đánh phá ác liệt, liên tục. Trong cuộc đọ sức quyết liệt đó, quân và dân Thanh Hóa đã chiến đấu 10.158 trận lớn nhỏ, bắn rơi 376 máy bay (trong đó có 3 B52), bắt sống 36 giặc lái, bắn cháy, bắn chìm.

Nêu cao khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, thời kỳ 1965-1975, toàn tỉnh đã có 195.853 thanh niên gia nhập quân đội, bằng 10,15% dân số. Tính chung 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thanh Hóa có 250.000 thanh niên ưu tú, hàng vạn cán bộ, đảng viên, nam, nữ tham gia bộ đội và thanh niên xung phong. Từ 1954-1975, với vị trí, vai trò là một tỉnh hậu phương lớn nhất, quan trọng nhất của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, “Thanh Hóa đã huy động cao nhất, nhiều nhất nhân tài, vật lực cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước toàn thắng”.

Những tư liệu, hiện vật và hồi ức của những người cựu binh đã, đang và sẽ kể câu chuyện lịch sử hào hùng, đóng góp lớn lao của quân và dân Thanh Hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, hát vang mãi lời ca: Xứ Thanh - Vạn thuở vẫn anh hùng. Đó là niềm tự hào vừa là động lực, niềm tin để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, không ngừng cống hiến, bản lĩnh, sáng tạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, đưa Thanh Hóa sớm trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

* Bài viết sử dụng tư liệu trong cuốn sách “90 năm Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1930-2020) - Những dấu ấn và thành tựu nổi bật” của Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa (2020, NXB Thanh Hóa).

Thảo Linh



Từ khóa: Anh hùng Xứ Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]