(Baothanhhoa.vn) - Giáo viên phải là người tiên phong trong đổi mới giáo dục. Để Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 thực hiện hiệu quả thì vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để có đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình mới, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra...

Thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Còn thiếu và khó ...Đến chất và lượng giáo viên

Giáo viên phải là người tiên phong trong đổi mới giáo dục. Để Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 thực hiện hiệu quả thì vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để có đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình mới, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra...

Thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Còn thiếu và khó ...Đến chất và lượng giáo viênKhông có giáo viên chuyên môn nên Trường THCS Vĩnh Hưng phân công 3 giáo viên dạy môn tích hợp KHTN.

Tin liên quan:

Chưa đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày

Tổ chức học 2 buổi/ngày là một trong những yêu cầu để triển khai hiệu quả Chương trình GDPT mới, nhất là với cấp tiểu học (TH). Thực tế, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày trên địa bàn tỉnh vẫn đang còn thấp. Có 2 vấn đề đặt ra: Thứ nhất, tỷ lệ giáo viên đứng lớp chỉ đạt 1,2 giáo viên/lớp, con số này đang thấp hơn so với quy định là 1,5 giáo viên/lớp. Thứ hai là do cơ sở vật chất trường lớp và thiết bị dạy học đang còn thiếu thì việc đáp ứng nhu cầu dạy và học 2 buổi/ngày cũng như thực hiện đổi mới Chương trình GDPT 2018 là hết sức khó khăn. Nhiều trường học hiện nay chưa đủ tỷ lệ 1 phòng học/lớp, chưa có phòng phục vụ học tập...

Tại huyện Quan Hóa, biên chế được tỉnh giao mới đạt chỉ gần 1,34 giáo viên/lớp, do đó tỷ lệ học 2 buổi/ngày tại địa phương này cũng mới chỉ 41,7%. Thầy giáo Lê Đức Hiếu, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quan Hóa cho biết: “Số giáo viên thiếu chủ yếu ở 2 môn tiếng Anh và Tin học. Nguồn tuyển dụng đối với giáo viên cơ bản, giáo viên tiếng Anh rất hạn chế. Môn Tin học không có thí sinh đăng ký tuyển dụng”. Còn theo thầy giáo Đoàn Đăng Khoa, Trưởng Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa thì: “Huyện chưa thể tổ chức dạy 2 buổi/ngày đối với cấp TH do giáo viên thiếu. Nếu theo quy định, huyện còn thiếu 199 giáo viên TH. Nếu bố trí theo định biên 1 giáo viên cơ bản/lớp thì hiện tại toàn huyện còn thiếu 64 giáo viên”.

Thanh Hóa là một trong 10 tỉnh, thành phố thiếu giáo viên trầm trọng ở tất cả các cấp học và sẽ càng phải đối diện với nhiều khó khăn hơn khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10 ở năm học 2022-2023 này. Riêng cấp TH, Thanh Hóa còn thiếu gần 3.000 giáo viên, đặc biệt giáo viên đặc thù (Tin học, tiếng Anh...). “Sẽ rất khó đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày khi số học sinh TH tiếp tục tăng mạnh theo từng năm học. Theo đó số lớp tăng nhưng số lượng giáo viên tuyển dụng hằng năm rất ít dẫn đến tỷ lệ giáo viên/lớp giảm”, ông Trịnh Vĩnh Long, Trưởng Phòng Giáo dục TH, Sở GD&ĐT tỉnh cho biết.

Cũng theo ông Long, trong những năm tới, giáo viên TH sẽ còn thiếu nhiều, khó nhất vẫn là hai môn Tin học và tiếng Anh cho Chương trình GDPT 2018. Hiện tại, khá nhiều phòng học Tin học tại các trường TH không hoạt động được do không có giáo viên biên chế và không có cơ chế hợp đồng giáo viên cho các cơ sở giáo dục TH. Đối với môn tiếng Anh, các địa phương gặp khó khăn trong tuyển dụng giáo viên do không có chỉ tiêu hoặc có nhưng không tuyển được người do mức lương theo quy định chưa thu hút được giáo viên có chuyên môn giỏi, được đào tạo đúng chuyên ngành. Thực tế trên gây khó khăn rất lớn khi triển khai môn tiếng Anh bắt buộc ở lớp 3 từ năm học 2022-2023.

Vẫn chưa đồng bộ

Chương trình GDPT 2018 bước sang năm thứ 2 với các môn tích hợp ở cấp THCS nhưng đến nay vẫn là vấn đề khó với nhiều trường học trên địa bàn tỉnh. Trong khi yêu cầu của chương trình là phải có đội ngũ giáo viên dạy tích hợp môn Khoa học tự nhiên (KHTN) (Lý - Hóa - Sinh) và môn Lịch sử - Địa lý nhưng trên thực tế, phần lớn các trường đều bối rối khi dạy các môn tích hợp do chưa có giáo viên, nhất là môn KHTN. Vì vậy, thay vì 1 giáo viên dạy tích hợp KHTN thì nhiều trường học chủ yếu vẫn là 3 giáo viên dạy môn này. Thầy giáo Lê Đức Hiếu, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa cho biết: “Đối với các môn học tích hợp, các đơn vị chủ động phân công, bố trí giáo viên, linh hoạt sắp xếp thời khóa biểu phù hợp với điều kiện thực tế. Thực tế, do chưa có giáo viên nên các đơn vị chủ yếu phân công 3 giáo viên dạy môn tích hợp”.

Tại Trường THCS Hoằng Hải (Hoằng Hóa), hiện có 8 lớp, biên chế chỉ 11 giáo viên đứng lớp, thiếu 4 giáo viên. Đặc biệt, môn Sinh học 6 năm nay không có giáo viên biên chế. Đối với môn Hóa, năm học 2022-2023 này cũng không có giáo viên. Đây là một khó khăn lớn với nhà trường khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với môn tích hợp. Nhiều năm, môn Sinh không có giáo viên đứng đội tuyển, năm nay môn Hóa cũng vậy...”, cô giáo Trương Thị Trang, Phó hiệu trưởng Trường THCS Hoằng Hải cho biết.

Từ Trường THCS Vĩnh Hưng (Vĩnh Lộc), cô giáo Phạm Thị Bình, giáo viên môn Toán - Lý cũng cho hay: “Nhà trường không có giáo viên chuyên môn để dạy môn KHTN vì vậy phải ghép mỗi người mỗi môn, rất bất cập, khó từ khâu dạy đến ra đề kiểm tra, không đồng bộ trong điều hành công việc”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) chỉ rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”, Chương trình GDPT mới 2018 đặt ra mục tiêu cơ bản nhất vẫn là yếu tố con người, là những người thầy hội tụ đầy đủ của cả chất và lượng. Nếu không đáp ứng được, cũng khó thành công.

Năm học 2021-2022, toàn tỉnh còn thiếu 8.968 giáo viên; đến năm học 2022-2023, toàn tỉnh thiếu 10.276 giáo viên.

Hoàng Việt Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]