Bộ Tư pháp Mỹ hôm 20/3 đã cảnh báo Apple - công ty trị giá 2.700 tỷ USD rằng lệnh chia tách vẫn được cân nhắc như một biện pháp khắc phục để khôi phục tính cạnh tranh cho thị trường.

Apple và Google có thể phải chia tách thành các công ty nhỏ hơn

Bộ Tư pháp Mỹ hôm 20/3 đã cảnh báo Apple - công ty trị giá 2.700 tỷ USD rằng lệnh chia tách vẫn được cân nhắc như một biện pháp khắc phục để khôi phục tính cạnh tranh cho thị trường.

Apple và Google có thể phải chia tách thành các công ty nhỏ hơn Ảnh minh họa. (Nguồn: GettyImages)

Các “đại gia” công nghệ đang đối mặt với thách thức lớn khi các cơ quan quản lý chống độc quyền ở cả Mỹ và châu Âu tiến hành điều tra và xử phạt các hành vi bị cáo buộc chống cạnh tranh.

Apple và Google có thể phải chia tách thành các công ty nhỏ hơn. Diễn biến đó có thể khuyến khích các cơ quan giám sát trên toàn thế giới tăng cường những hoạt động tương tự.

Bằng chứng là số lượng các cuộc điều tra chống độc quyền ngày càng tăng ở nhiều quốc gia khác nhau sau khi Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ mở các vụ kiện những công ty lớn này.

Giới quan sát nhắc lại rằng kể từ khi hãng viễn thông AT&T bị chia tách cách đây 40 năm, cho đến nay chưa có công ty nào phải đối mặt với yêu cầu tương tự từ các cơ quan quản lý tại Mỹ.

AT&T hay còn gọi là Ma Bell từng là một trong những công ty độc quyền hùng mạnh nhất thế kỷ 20. Năm 1984, “ông lớn” ngành viễn thông này phải chia tách thành 7 công ty độc lập thường được biết dưới cái tên "Baby Bells."

Các hãng dịch vụ viễn thông AT&T, Verizon và Lumen hiện là những đơn vị duy nhất còn sống sót từ đợt chia tách này.Trở lại hiện tại, các cơ quan quản lý tại Mỹ và châu Âu đang cáo buộc các công ty như Apple và Google xây dựng hệ sinh thái không thể xâm nhập xung quanh các sản phẩm của họ, khiến khách hàng khó chuyển sang các dịch vụ của đối thủ. Điều này đã dẫn đến việc hình thành thuật ngữ “khu vườn có tường bao quanh.”

Bộ Tư pháp Mỹ hôm 20/3 đã cảnh báo Apple - công ty trị giá 2.700 tỷ USD rằng lệnh chia tách vẫn được cân nhắc như một biện pháp khắc phục để khôi phục tính cạnh tranh cho thị trường.

Bộ này đã hợp tác với 15 bang để kiện nhà sản xuất iPhone vì độc quyền thị trường điện thoại thông minh (smartphone), cản trở các đối thủ và tăng giá.Mặc dù vậy, có thể sẽ phải mất nhiều năm để giải quyết vụ việc.

Apple đã khẳng định sẽ đấu tranh đến cùng.Tại châu Âu, các nguồn thạo tin cho hay những “ông lớn” công nghệ (Big Tech) sẽ sớm phải đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt hơn từ giới chức.

Theo đó, EU có thể điều tra Apple, Meta Platforms (công ty mẹ của Facebook) và Alphabet (công ty mẹ của Google) về các hành vi tiềm ẩn vi phạm Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA).

Nếu bị phát hiện, họ sẽ đối mặt với án phạt nặng, thậm chí là lệnh chia tách nếu bị phát hiện vi phạm nhiều lần.Người đứng đầu cơ quan chống độc quyền của EU, bà Margrethe Vestager, đã đi đầu trong những biện pháp quyết liệt vào năm ngoái khi bà cáo buộc Google có các hành vi chống cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh quảng cáo “hái ra tiền” của họ.

Theo bà, yêu cầu Google bán một số tài sản của họ dường như là cách duy nhất để tránh xung đột lợi ích. Vì động thái đó sẽ ngăn Google bị cáo buộc ưu tiên các dịch vụ công nghệ quảng cáo kỹ thuật số trực tuyến của riêng mình so với các nhà quảng cáo và nhà xuất bản trực tuyến khác.

Bà Vestager dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào cuối năm nay.Hiện chưa có gì chắc chắn rằng các cơ quan quản lý sẽ ban hành lệnh chia tách vì họ đang cân nhắc các lựa chọn.

Một quan chức EU giấu tên cho biết ở châu Âu, việc chia tách một công ty chưa bao giờ xảy ra trước đây và thường được coi là giải pháp cuối cùng. Luật sư Damien Geradin tại công ty luật Geradin Partners, bên đang tư vấn cho một số nhà phát triển ứng dụng trong các kiện khác chống lại Apple, cho biết hệ thống mang tính tích hợp cao của Apple cũng khiến việc chia tách khó khăn hơn so với Google.

Ví dụ, Apple chắc chắn không thể thoái vốn khỏi cửa hàng ứng dụng trực tuyến App Store của họ,Ông cho rằng sẽ tốt hơn nếu áp đặt các biện pháp buộc Apple phải thực hiện một số điều nhất định.

Với trường hợp của Google, lệnh chia tách có thể chỉ nhắm vào các thương vụ mua lại với mục đích củng cố các dịch vụ chính của họ. Ông Max von Thun, Giám đốc nhóm vận động về thị trường cạnh tranh Open Markets Institute, cho biết có nhiều khả năng họ Bộ Tư pháp Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp khắc phục như yêu cầu Apple mở chức năng phần cứng, hoặc đảm bảo các nhà phát triển không bị phân biệt đối xử về mặt giá cả.

Theo đánh giá của ông, khi đề cập đến một lệnh chia tách, Bộ Tư pháp Mỹ muốn nói rằng mọi biện pháp đều được cân nhắc. Nhưng điều đó không nhất thiết đồng nghĩa họ sẽ chọn con đường này./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]