(Baothanhhoa.vn) - Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý an toàn thực phẩm, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chú trọng xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (TPAT) khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ, đảm bảo kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Qua đó, ổn định đầu ra, từng bước nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý an toàn thực phẩm, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chú trọng xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (TPAT) khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ, đảm bảo kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Qua đó, ổn định đầu ra, từng bước nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toànDiện tích trồng rau an toàn tại xã Thọ Hải (Thọ Xuân).

Để hình thành các chuỗi cung ứng TPAT, huyện Thọ Xuân đã tạo điều kiện và khuyến khích các xã, thị trấn, doanh nghiệp trên địa bàn đẩy mạnh đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm an toàn. Từ đó, xây dựng các chuỗi cung ứng TPAT từ khâu sản xuất, sơ chế, vận chuyển đến phân phối, tiêu thụ. Để phát triển bền vững các chuỗi sản xuất, huyện Thọ Xuân đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân, đổi mới giống cây trồng, chọn lọc các sản phẩm chủ lực, phù hợp với thị trường để nhân rộng diện tích như lúa gạo, rau, củ, quả... sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị. Huyện cũng phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng biểu mẫu ghi chép, lưu trữ hồ sơ, hỗ trợ kiểm soát, giám sát chất lượng sản phẩm và dán tem truy xuất nguồn gốc.

Tại chuỗi sản xuất rau an toàn xã Thọ Hải, các hộ sản xuất đã được tập huấn kiến thức về trồng rau an toàn, nhất là sản xuất trong nhà màng, nhà lưới. Ông Ân Đức Hưng, một trong những hộ dân sản xuất rau an toàn ở địa phương, cho biết: "Tham gia cung ứng rau an toàn, chúng tôi được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật theo quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm, như: làm đất, sử dụng chế phẩm sinh học, bón phân, thu hoạch, sơ chế sản phẩm... Đồng thời được hướng dẫn chuẩn bị các điều kiện để sản xuất như nhà lưới, đất, nước tưới, hệ thống tưới tiết kiệm; sơ chế, bao gói, dán nhãn, tem truy xuất nguồn gốc... sản phẩm sau khi thu hoạch đúng quy định.

Hằng năm, thông qua các chuỗi sản xuất tại các xã Nam Giang, Thọ Hải, Xuân Vinh, Bắc Lương... đã cung cấp ra thị trường khoảng 16.500 tấn gạo, 5.600 tấn rau củ, 4.700 tấn thịt gia súc, gia cầm, 3.000 tấn thủy sản; 65% trở lên số lượng thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn huyện được cung cấp thông qua chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng TPAT, có xác nhận; duy trì 100% tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 1.050 chuỗi cung ứng nông sản, TPAT, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, hình thành nhiều mối liên kết giữa sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, cung cấp ra thị trường nguồn thực phẩm được giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chuỗi còn bộc lộ một số hạn chế. Ông Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND huyện Hà Trung, cho biết: Các chuỗi TPAT trên địa bàn huyện quy mô còn nhỏ lẻ, sản lượng chưa ổn định, nhiều sản phẩm chuỗi phụ thuộc vào mùa vụ nên việc liên kết sản xuất gặp khó khăn. Bên cạnh đó, khi tham gia vào chuỗi, đòi hỏi người dân sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt từ khâu sản xuất, sơ chế, tiêu thụ... vì chỉ cần một “mắt xích” bị đứt gãy sẽ không thể hình thành chuỗi. Đồng thời, các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có chi phí sản xuất cao, giá bán cao hơn, người tiêu dùng chưa có niềm tin đối với các sản phẩm chất lượng cao nên thị trường tiêu thụ chưa lớn, gây khó khăn cho việc duy trì, phát triển và mở rộng các sản phẩm chuỗi cung ứng TPAT... Thực tế cho thấy, đây là khó khăn ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh nên số lượng chuỗi còn hạn chế.

Thời gian tới, đối với các chuỗi đang hoạt động, cần tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đầu tư mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng phạm vi cung ứng TPAT theo chuỗi đến các bếp ăn tập thể, trường học, khách sạn, nhà hàng... Các sở, ngành, đơn vị liên quan cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phân loại và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện; giám sát, cảnh báo và xử lý các trường hợp vi phạm, sản xuất các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ... Tại các địa phương, cần chủ động tổ chức tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng biểu mẫu ghi chép, lưu trữ hồ sơ... Đồng thời, giám sát chất lượng sản phẩm và dán tem sản phẩm đã được kiểm soát theo chuỗi, in bao bì, tem nhãn để nhận diện sản phẩm, quảng bá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm và tham gia các hội chợ thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]