(Baothanhhoa.vn) - Để tiếp tục thực hiện mục tiêu đưa ra thị trường những sản phẩm nông, lâm, thủy sản bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp với các sở, ngành có liên quan và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố thực hiện hiệu quả giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất lượng ATTP cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Tăng cường quản lý chất lượng an toàn thực phẩm cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu đưa ra thị trường những sản phẩm nông, lâm, thủy sản bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp với các sở, ngành có liên quan và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố thực hiện hiệu quả giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất lượng ATTP cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Tăng cường quản lý chất lượng an toàn thực phẩm cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sảnLực lượng chức năng lấy mẫu phân bón tại Công ty liên doanh phân bón Hữu Nghị. Ảnh: Hương Thơm

Theo đó, cùng với việc ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện tốt nội dung các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông, lâm, thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp với các đơn vị truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP, hướng dẫn thực hiện các quy trình sản xuất thực phẩm an toàn (TPAT), tập trung tuyên truyền về tác hại của việc gây mất ATTP, tạo sự chuyển biến về nhận thức cho các đối tượng có vi phạm về ATTP. Xây dựng các vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, ATTP. Tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả cho 15 địa chỉ xanh. Các sản phẩm được xác nhận chuỗi cung ứng TPAT được kiểm tra, giám sát, cấp tem điện tử truy xuất nguồn gốc và xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng TPAT, góp phần tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời, hình thành được mối liên kết giữa sản xuất - cung ứng và tiêu thụ TPAT, tạo tiền đề cho chuỗi liên kết, cung ứng nông sản, thực phẩm phát triển bền vững. Tăng cường lấy mẫu giám sát, cảnh báo các nguy cơ gây mất ATTP nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng ATTP nông, lâm, thủy sản theo đúng quy định của pháp luật; trong đó, tập trung vào các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản và cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, quả.

Qua đó, từ đầu năm đến hết tháng 10-2021, lực lượng chức năng chuyên ngành đã lấy 74 mẫu thực phẩm nông sản, thủy sản để giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngăn chặn các sản phẩm không bảo đảm an toàn lưu thông trên thị trường. Kết quả, 70 mẫu đạt yêu cầu, 4 mẫu vi phạm quy định về ATTP. Thực hiện lấy 80 mẫu thức ăn chăn nuôi để giám sát chất lượng, kết quả 74 mẫu đạt yêu cầu, 6 mẫu vi phạm. Tiến hành thẩm định, chứng nhận điều kiện ATTP cho 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản, 222 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên. Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với 67 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kết quả, 58 cơ sở đạt yêu cầu, xử lý vi phạm hành chính 9 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, tiêu hủy 350 gói thuốc thú y DOXY TYLAN.

Những tháng cuối năm, lực lượng chức năng cùng chính quyền các địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để học tập, nhân rộng. Đồng thời, công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các vụ việc, hành vi vi phạm ATTP, các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản đã được chứng nhận đủ điều kiện ATTP, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, chứng nhận sản phẩm chuỗi cung ứng TPAT... để Nhân dân biết và lựa chọn. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh TPAT, tăng cường sự liên kết giữa cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, giết mổ và kinh doanh nông

sản, thực phẩm để hình thành các chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm nông sản an toàn có giá trị kinh tế cao. Tổ chức giám sát ATTP các sản phẩm nông, lâm, thủy sản rủi ro cao, tiêu thụ nhiều nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp vi phạm ATTP. Tiếp tục thực hiện kiểm tra liên ngành, thanh tra chuyên ngành về ATTP nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATTP. Truy xuất và xử lý triệt để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đưa sản phẩm vi phạm ATTP ra lưu thông trên thị trường; trong đó, chú trọng công tác thanh tra đột xuất và công tác hậu kiểm.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]