(Baothanhhoa.vn) - Tận dụng quỹ đất trong khuôn viên, những năm gần đây, nhiều trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã xây dựng thành công mô hình “Vườn rau cho bé”. Việc làm này không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp mà còn góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày của các bé từ nguồn rau sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây cũng là mô hình giáo cụ trực quan sinh động, giúp trẻ có những trải nghiệm thực tế trong quá trình học tập, vui chơi.

Những “Vườn rau cho bé” trong trường mầm non

Tận dụng quỹ đất trong khuôn viên, những năm gần đây, nhiều trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã xây dựng thành công mô hình “Vườn rau cho bé”. Việc làm này không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp mà còn góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày của các bé từ nguồn rau sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây cũng là mô hình giáo cụ trực quan sinh động, giúp trẻ có những trải nghiệm thực tế trong quá trình học tập, vui chơi.

Những “Vườn rau cho bé” trong trường mầm nonMô hình “Vườn rau của bé” tại Trường Mầm non Quảng Tâm (TP Thanh Hóa).

Đến Trường Mầm non Quảng Tâm (TP Thanh Hóa các bậc phụ huynh học sinh và Nhân dân trên địa bàn đều ấn tượng với cảnh quản môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp. Đặc biệt là những luống rau xanh mướt hiện hữu ngay trong vườn trường. Đây là một trong những điểm nhấn về xây dựng trường mầm non thân thiện, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Cô giáo Nguyễn Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Tâm, chia sẻ: “Với quỹ đất rộng, từ năm học 2015-2016, nhà trường đã dành gần 700m2 để trồng rau sạch, phục vụ nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, nâng cao chất lượng bữa ăn cho hơn 600 học sinh. Những loại rau được các cô trồng, chăm sóc và thay đổi theo mùa như rau mồng tơi, rau cải, rau muống, bầu, mướp... Việc xây dựng mô hình “Vườn rau cho bé” không chỉ góp phần xây dựng môi trường sư phạm an toàn, thân thiện, bảo đảm nguồn thực phẩm sạch trong bữa ăn bán trú, mà còn giúp trẻ được trải nghiệm trồng và chăm sóc các loại rau”.

Qua ghi nhận, mô hình “Vườn rau cho bé” ở Trường Mầm non Quảng Tâm được bố trí nhiều khu vực, như khu chuyên trồng rau để cung cấp cho bữa ăn hằng ngày của trẻ bán trú; khu dành riêng cho giáo viên hướng dẫn trẻ về kỹ thuật trồng và trải nghiệm trồng rau. Với mô hình này thay vì phải học qua video, hình vẽ, các bé được học thực tế tại vườn, từ hình dáng, mùi vị của những loại rau cho đến cách trồng và chăm sóc; biết phân biệt được các loại rau, củ, quả và quan trọng là giúp các cháu nhận thức được lợi ích của việc trồng rau sạch đối với sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Nằm trong chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, năm học này, ngoài việc thi đua đổi mới, sáng tạo và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, Trường Mầm non Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) tiếp tục duy trì hiệu quả mô hình “Vườn rau cho bé”. Cô Lê Thị Vân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoằng Thịnh, cho biết: Từ mảnh đất cằn cỗi, cán bộ, giáo viên nhà trường đã cải tạo thành vườn rau sạch khiến cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp, ý nghĩa. Hiện nay, vườn rau của nhà trường có diện tích hơn 100m2, các giáo viên, nhân viên nhà trường phân công nhau chăm sóc, bảo đảm theo đúng quy trình canh tác rau sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Cũng theo cô Vân, bên cạnh việc cung cấp nguồn rau sạch an toàn cho trẻ, “Vườn rau cho bé” còn giúp trẻ làm quen với thế giới thực vật sinh động qua các giờ học ngoài trời, trực tiếp tham gia trồng, chăm sóc rau, chứng kiến quá trình sinh trưởng phát triển của cây, thu hoạch các sản phẩm từ vườn rau và hưởng thụ thành quả lao động của mình. Các em được trải nghiệm và rèn luyện một số kỹ năng cơ bản tại vườn rau như: Tham gia tưới cây, nhổ cỏ cho rau... Với ý nghĩa đó, mô hình này đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của phụ huynh và sự hứng thú của học sinh.

Thống kê của Phòng Giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo cho thấy, hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 60 - 70% trường mầm non xây dựng được mô hình “Vườn rau cho bé”. Số trường xây dựng được mô hình này chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn nơi có diện tích đất thuận lợi. Theo bà Trường Thị Hạnh, Trưởng Phòng Giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo, việc xây dựng mô hình “Vườn rau cho bé” có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Từ mô hình này, các nhà trường đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch giúp các bé có nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời tạo cho trẻ không gian trải nghiệm thực tế với mô hình nông nghiệp xanh, giáo dục, rèn luyện cho trẻ thêm yêu lao động, quý trọng thành quả lao động do chính mình làm ra. Những năm học gần đây, rất nhiều trường học đã phát huy hiệu quả và nhân rộng mô hình này. Phụ huynh học sinh cũng rất phấn khởi và tin tưởng gửi con đến trường mà không băn khoăn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong mỗi bữa ăn bán trú.

Bài và ảnh: PS



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]