(Baothanhhoa.vn) - UBND tỉnh Thanh Hóa  vừa có Công văn số 7450/UBND-VX về việc tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.

Tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Công văn số 7450/UBND-VX về việc tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.

Tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Congo. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trên cơ sở UBND tỉnh nhận được Công văn số 2668/BYT-DP, ngày 24-5-2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng có ý kiến chỉ đạo như sau: Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan, theo chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn nêu trên; chủ động giám sát các ca bệnh ngay khi mới xuất hiện và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền.

Trước đó, Công văn số 2668/BYT-DP của Bộ Y tế gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ:

Chủ động giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ: Benin, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Gabon, Ghana, Bờ Biển Ngà, Liberia, Nigeria, Cộng hòa Công gô, Sierra Leone và Nam Sudan.

Tăng cường giám sát phát hiện trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn; phối hợp với các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur để chẩn đoán xác định ca bệnh.

Chủ động truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của cơ quan y tế.

Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên trên khỉ vào năm 1958, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1970 tại Theo Bộ Y tế, Congo. Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc gần gũi, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh như chăn, ga, gối, đệm. Bệnh thường diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch. Thời gian ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày (thường từ 6 đến 13 ngày). Bệnh đậu mùa khỉ có các biểu hiện triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to.

Các trường hợp mắc bệnh được xác định là bị nhiễm virus đậu mùa khỉ chủng Tây Phi và có đặc điểm giống chủng virus lây truyền từ Các ca bệnh được phát hiện đều không có tiền sử đi về từ vùng có dịch và các quốc gia ghi nhận ca bệnh chưa từng lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ trước đây. Từ ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên phát hiện tại Anh ngày 13/5/2022, tính đến ngày 21/5/2022, trên thế giới đã ghi nhận 92 trường hợp mắc bệnh, 28 trường hợp nghi ngờ và chưa ghi nhận trường hợp tử vong.Nigeria sang một số quốc gia năm 2018, 2019. Tổ chức Y tế thế giới dự báo dịch bệnh đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục gia tăng số trường hợp mắc trong thời gian tới.

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]