(Baothanhhoa.vn) - Chiều 11-10, đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp với liên ngành y tế, bảo hiểm xã hội để tìm giải pháp quản lý chi quỹ bảo hiểm y tế (BHYT).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường các giải pháp quản lý chi quỹ bảo hiểm y tế

Chiều 11-10, đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp với liên ngành y tế, bảo hiểm xã hội để tìm giải pháp quản lý chi quỹ bảo hiểm y tế (BHYT).

Đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Theo số liệu chi khám, chữa bệnh (KCB) BHYT được các cơ sở KCB gửi lên hệ thống thông tin giám định tính đến hết tháng 9-2108, toàn tỉnh có hơn 3,1 triệu lượt người có thẻ BHYT đi KCB tại các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh, trong đó ngoại trú hơn 2,6 triệu lượt người, nội trú 528.226 lượt người; chi phí KCB đề nghị quỹ BHYT thanh toán là 2.485 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng chi KCB BHYT 9 tháng năm 2018 là 3.049 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 94% dự toán được giao theo Quyết định 1768/QĐ-UBND ngày 15-5-2018 của Chủ tịch UBND tỉnh. Trong đó có một số cơ sở KCB đã chi hết dự toán được giao, như: Bệnh viện Phổi, Bệnh viện đa khoa các huyện: Nga Sơn, Hà Trung, Yên Định, Bệnh viện Đa khoa ACA...

Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh, nguyên nhân vượt chi quỹ BHYT là do số lượt người KCB tại tỉnh Thanh Hóa gia tăng 148.825 lượt so với cùng kỳ. Mặc dù các bệnh viện tuyến tỉnh đã triển khai và thực hiện được nhiều dịch vụ kỹ thuật mới, tiến bộ, song chi đa tuyến đi ngoại tỉnh vẫn tăng 93 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Chi phí bình quân đợt điều trị 1 lần khám bệnh ngoại trú có giảm nhẹ so với năm 2017 nhưng vẫn cao so với bình quân chung toàn quốc (Thanh Hóa 317.832 đồng/bình quân đơn 1 lần khám bệnh ngoại trú, cả nước là 253.596 đồng). Trong đó, có một số bệnh viện có chi phí bình quân ngoại trú cao hơn nhiều so bình quân chung của tỉnh, như: Bệnh viện Nhi (611.000 đồng), Bệnh viện Phổi (761.000 đồng), Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa (550.000 đồng), Bệnh viện Đa khoa huyện Triệu Sơn (431.000 đồng)... Bên cạnh đó, tỷ lệ thu dung bệnh nhân vào điều trị nội trú quá cao, gấp 2 lần, một số bệnh viện gấp 3 lần so với bình quân chung toàn quốc là nguyên nhân dẫn đến chi phí tiền giường bệnh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí KCB nội trú (34,42%; toàn quốc 26%). Chi phí bình quân chung cho đợt KCB cao hơn so với cả nước là 213.995 đồng và cao hơn 5 tỉnh tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội: Nghệ An, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Sơn La, Hòa Bình từ 50.000 cho đến 261.000 đồng. Trong đó, các bệnh nhẹ như: Bệnh viêm họng cấp chi phí cao gấp 2 lần so với cả nước, cao hơn Hà Tĩnh, Nghệ An và Hòa Bình; bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính cao gấp 1,5 lần so với cả nước và cao hơn so với các tỉnh.

Phân tích cơ cấu chi phí nội, ngoại trú cho thấy, chi phí bình quân cao là do các cơ sở KCB chỉ định rộng rãi, quá mức cần thiết; nhiều cơ sở sử dụng thuốc bổ trợ, đặc biệt là chế phẩm y học cổ truyền và vitamin chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thuốc như: Bệnh viện Tâm thần 24%, Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa 35%, Bệnh viện Đa khoa Mường Lát 34%, Phòng khám Đa khoa An Bình 42%... Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phát hiện nhiều trường hợp bệnh viện đa khoa các huyện, thị xã, thành phố cấp các thuốc chế phẩm y học cổ truyền đến các trạm y tế xã điều trị, ở nhiều đơn vị vượt quá 50% tỷ lệ sử dụng thuốc: Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn (7/8 trạm y tế có phát sinh chi phí), Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc (8/22 trạm), Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống (12/32 trạm) , Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương (16/31 trạm)... Cá biệt có Trạm Y tế xã Hoằng Lưu (huyện Hoằng Hóa) có tỷ lệ sử dụng thuốc vitamin và khoáng chất chiếm 65,86% chi phí sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, theo lý giải của các bệnh viện, việc gia tăng chi phí KCB BHYT chưa hẳn là do số lượng bệnh nhân tăng hay do nguyên nhân chủ quan từ phía các bệnh viện mà thực tế là hiện nay, dịch vụ kỹ thuật phát triển, chi phí cho các dịch vụ mới cao hơn nhiều so với trước đây, trong khi đó, số kinh phí dự toán giao cho các bệnh viện chỉ bằng 2/3 chi phí chi cho công tác KCB năm liền kề, do vậy dẫn đến mức chi vượt quá mức giao chỉ tiêu.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền nhấn mạnh, việc vượt mức dự toán chi được giao là báo động, vỡ quỹ là hiện hữu, nếu không có giải pháp tích cực sẽ không có nguồn quỹ để phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh. Đồng chí đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh phải công khai cung cấp số liệu để các cơ sở so sánh; tăng cường công tác giám định, kiểm tra, giám sát chi phí KCB BHYT, nhất là những trường hợp bất thường, có dấu hiệu nghi ngờ lạm dụng, lợi dụng, trục lợi quỹ BHYT, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; cần tính toán hợp lý, khoa học để tham mưu cho tỉnh trong việc phân quỹ KCB BHYT. Về chính sách, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao ngành y tế giúp UBND tỉnh đánh giá, tìm ra các nguyên nhân chủ quan, khách quan có liên quan đến chính sách BHYT, những vấn đề còn bất hợp lý, bất cập trong chính sách để UBND tỉnh đề nghị Chính phủ, Quốc hội điều chỉnh, sửa đổi. Đồng chí yêu cầu ngành y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn để thực hiện kiểm soát tốt chi phí KCB BHYT, phấn đấu đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu theo hướng tất cả các dịch vụ của tỉnh về tiệm cận với mức bình quân chung của toàn quốc.


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]