(Baothanhhoa.vn) - Hơn 2 năm qua là quãng thời gian vô cùng khó khăn và đầy thử thách đối với ngành y tế. Đó là những khó khăn, thử thách chưa từng có tiền lệ. Là tuyến trực tiếp gần dân nhất nên khi dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, trạm y tế các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã phát huy tốt vai trò của “người gác cổng”, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong hoạt động của các trạm y tế.

Nhiều khó khăn, bất cập trong hoạt động của trạm y tế

Hơn 2 năm qua là quãng thời gian vô cùng khó khăn và đầy thử thách đối với ngành y tế. Đó là những khó khăn, thử thách chưa từng có tiền lệ. Là tuyến trực tiếp gần dân nhất nên khi dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, trạm y tế các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã phát huy tốt vai trò của “người gác cổng”, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong hoạt động của các trạm y tế.

Nhiều khó khăn, bất cập trong hoạt động của trạm y tếCơ sở vật chất của Trạm Y tế xã Xuân Hòa (Như Xuân) hiện đang xuống cấp nghiêm trọng.

Theo quy định, tối thiểu ở mỗi trạm y tế phải có máy siêu âm, máy điện tim, máy xét nghiệm đường huyết và các bộ dụng cụ tiểu phẫu cơ bản. Tuy nhiên hiện nay, nhiều trạm y tế tại các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh thiếu đa phần các thiết bị trên. Và theo quy định phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế, trạm y tế được phép thực hiện tới hơn 3.000 dịch vụ kỹ thuật, nhưng do nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực nên đến nay, đa phần các trạm y tế mới chỉ thực hiện được gói dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản với 76 dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến.

Mỗi ngày, Trạm Y tế xã Xuân Hòa (Như Xuân) tiếp nhận hàng chục bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh. Thế nhưng, không ít trong số này phải chuyển tuyến. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực không đáp ứng được nhu cầu khám bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cơ bản. Đây cũng là khó khăn chung của nhiều trạm y tế tại các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bác sĩ Nguyễn Thế Thắng, Trưởng Trạm Y tế xã Xuân Hòa, cho biết: Cơ sở vật chất của trạm y tế được xây dựng đã lâu từ nguồn dự án di dân, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt nẻ, trong khi đó trang thiết bị tại trạm đang thiếu rất nhiều (trạm chưa có máy siêu âm, xét nghiệm, điện tim), đội ngũ cán bộ chưa đủ chủng loại, do vậy dù được cho phép thực hiện 241 dịch vụ kỹ thuật nhưng đến nay trạm mới thực hiện được hơn 70 kỹ thuật thông thường.

Còn tại các huyện miền xuôi, nhân lực tại các trạm y tế vẫn còn thiếu về số lượng, chưa bảo đảm về chất lượng. Một số trạm y tế được đầu tư nhiều máy móc, thiết bị nhưng không có nhân lực vận hành. Theo quy định của Bộ Y tế, để bảo đảm hoạt động của trạm y tế xã, phường, thị trấn, tỉnh Thanh Hóa phải có 3.414 cán bộ, nhân viên y tế; mỗi đơn vị phải có ít nhất 1 bác sĩ. Thế nhưng hiện nay, toàn tỉnh mới có 2.740 cán bộ, nhân viên làm việc tại trạm y tế và có 479/559 trạm y tế có bác sĩ.

Bên cạnh khó khăn về nhân lực, hạn mức chi của quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến cơ sở còn thấp; nhân lực, trình độ của nhân viên trạm y tế còn hạn chế; danh mục thuốc, kỹ thuật ít... Quản lý bệnh mạn tính tại cộng đồng đang gặp nhiều khó khăn do năng lực chuyên môn của nhân viên y tế chưa tạo được sự tin tưởng của người dân. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí được trích theo quy định hiện hành khó đáp ứng được việc quản lý các bệnh mạn tính tại cơ sở. Mặc dù tỷ lệ đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu ở các trạm y tế khá cao nhưng quyền lợi còn hạn chế, chi phí trung bình cho một đơn thuốc thấp đã gây khó khăn cho việc thu hút bệnh nhân tại tuyến y tế cơ sở.

Hiện nay, chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các trạm y tế đang ngày càng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu tiếp cận các dịch vụ y tế gần nhất, có chất lượng, chi phí phù hợp với người dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động của các trạm y tế còn không ít khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn lực, nhân lực chất lượng cao. Do đó, để các trạm y tế thực hiện tốt vai trò “người gác cổng” chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân, rất cần đến những chính sách, cơ chế mang tính đồng bộ lâu dài, như việc đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thêm các trang thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Cùng với đó, phải có chế độ đãi ngộ, động viên đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế cơ sở từ miền xuôi đến miền núi để thu hút họ làm việc và cống hiến nhiều hơn. Đặc biệt, khi áp dụng nguyên lý y học gia đình, lấy người dân làm trung tâm sẽ đòi hỏi cao hơn về hạ tầng kỹ thuật, chất lượng nhân lực cũng như đổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của y tế cấp xã để thực hiện vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, ngành y tế tiếp tục triển khai và hoàn thiện, đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý trạm y tế, tiêm chủng, quản lý bệnh tật, hồ sơ sức khỏe người dân gắn với quản lý thẻ, thanh toán BHYT; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, quản lý bệnh không lây nhiễm..., đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của Nhân dân.

Bài và ảnh: Hà Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]