(Baothanhhoa.vn) - Nhiều kỹ thuật mới được triển khai, nhiều ca bệnh khó không phải chuyển tuyến, người dân được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng ngay tại tuyến y tế cơ sở là hiệu quả mà Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn" theo Quyết định số 585/QĐ-BYT ngày 20-2-2013 của Bộ Y tế (gọi tắt là Dự án 585) mang lại.

Đưa bác sĩ về vùng khó: Người dân được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng

Nhiều kỹ thuật mới được triển khai, nhiều ca bệnh khó không phải chuyển tuyến, người dân được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng ngay tại tuyến y tế cơ sở là hiệu quả mà Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn" theo Quyết định số 585/QĐ-BYT ngày 20-2-2013 của Bộ Y tế (gọi tắt là Dự án 585) mang lại.

Đưa bác sĩ về vùng khó: Người dân được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượngBác sĩ CKI Dương Văn Khải thăm khám cho bệnh nhân.

Một ca bệnh không phải chuyển viện thì một con trâu của người dân sẽ không bị mất

Sau khi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y dược Thái Nguyên, năm 2014 bác sĩ Dương Văn Khải về công tác tại Khoa Nội (Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân), rồi chuyển sang Khoa Nhi, Khoa Cấp cứu. Tháng 11-2018, bác sĩ Khải tiếp tục tham gia học chuyên khoa I Truyền nhiễm theo Dự án 585. Sau 2 năm tốt nghiệp ra trường cũng là thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, bác sĩ Khải được phân công phụ trách công tác phòng, chống dịch, phân luồng cách ly bệnh nhân, kiểm soát bệnh tật. Cùng với công tác chuyên môn, gần như thời điểm đó, anh Khoa thường trực ở bệnh viện để trực tiếp cấp cứu người bệnh, theo dõi bệnh nhân COVID-19, có những đợt kéo dài 21 ngày liên tục. Dịp Tết Nguyên đán 2022 – thời điểm huyện Thường Xuân bùng phát dịch, có thời điểm bác sĩ Khải cùng 2 điều dưỡng phụ trách điều trị, chăm sóc hơn 200 bệnh nhân tại khu cách ly.

Bác sĩ Dương Văn Khải chia sẻ: Truyền nhiễm là bức tranh toàn diện, đầy đủ các mặt bệnh của các đối tượng từ trẻ con tới người lớn. Trước đây ở bệnh viện đã có bác sĩ học định hướng truyền nhiễm nhưng chưa có chuyên khoa I. Trong khi đó, mặt bệnh truyền nhiễm đa dạng và luôn có số lượng bệnh nhân lớn, đặc biệt với các bệnh HIV, lao, sốt... Vì thế tôi đã xung phong theo học chuyên khoa I truyền nhiễm để trau dồi kiến thức cho bản thân, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn. Hiện nay, bệnh nhân lao được theo dõi tại bệnh viện tỷ lệ chuyển tuyến giảm hẳn so với trước đây.

Là bệnh viện hạng II với quy mô trên 200 giường bệnh, những năm qua Bệnh viện Đa khoa huyện Như Xuân luôn quan tâm nâng cao chất lượng khám, điều trị, tranh thủ các nguồn hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực có trình độ chuyên môn cao phục vụ công tác khám, điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên là huyện miền núi, điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc thu hút bác sĩ có trình độ cao về làm việc gặp rất nhiều khó khăn. Tháng 6-2021, từ Dự án 585, Bệnh viện Đa khoa huyện Như Xuân được tiếp nhận BSCKI Viên Đình Hải (bác sĩ của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức) về công tác – đây là nguồn nhân lực quý đối với khu vực miền núi, đặc biệt là với Bệnh viện Đa khoa huyện Như Xuân.

Trao đổi với thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Ngọc Hân, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Như Xuân, được biết: Khi tiếp nhận bác sĩ về công tác, bệnh viện đã tạo điều kiện hết sức để bác sĩ Hải thực hiện chuyên môn, đặc biệt là chuyên khoa ngoại. Đảm nhận khám, tư vấn, điều trị và làm các phẫu thuật - thủ thuật bệnh nhân ngoại khoa, hội chẩn chuyên môn cùng các chuyên khoa: cấp cứu, sản, nội, liên chuyên khoa về các vấn đề liên quan đến ngoại khoa, gần 2 năm, bác sĩ Hải đã tham gia hàng trăm ca phẫu thuật cơ bản, phẫu thuật cấp cứu, sản khoa, cấp cứu ngoại khoa, đặc biệt giúp đơn vị không nhỏ trong lĩnh vực ngoại khoa. Người dân huyện Như Xuân mong muốn được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao. Một ca bệnh không phải chuyển viện thì một con trâu của người dân không bị mất đi, do người bệnh không phải bán trâu, bán bò để lấy kinh phí chữa bệnh khi chuyển viện. Vì vậy, bệnh viện rất mong có nhiều bác sĩ trẻ như BSCKI Viên Đình Hải về công tác để đưa kỹ thuật cao phục vụ người dân.

Giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng ở vùng cao

Nguồn nhân lực y tế chất lượng cao ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới luôn là bài toán nan giải. Nhiều đoàn bác sĩ tình nguyện theo các chương trình, đề án về bệnh viện tuyến huyện hỗ trợ chuyên môn và làm việc trực tiếp. Song trên thực tế, đây chỉ là những phương án thời vụ, thiếu tính bền vững. Nhiều bác sĩ sau nhiều năm công hiến cũng “dứt áo” ra đi để lại “khoảng trống” không hề nhỏ cho y tế cơ sở. Dự án 585 đã và đang từng bước giải quyết được bài toán khó này. Nhiều bác sĩ có cơ hội được cử đi đào tạo trình độ BSCKI các chuyên ngành. Sau đào tạo trở về có nghiệp vụ vững vàng hơn và có thể làm việc độc lập, yên tâm công tác và cống hiến tại quê hương, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở vùng sâu, vùng xa, giúp người dân được thụ hưởng những kỹ thuật mới, dịch vụ y tế chất lượng tốt hơn, giảm chi phí xã hội của người bệnh, giảm tỷ lệ chuyển tuyến trên điều trị.

Từ năm 2017 đến nay, Dự án 585 đã bàn giao 25 bác sĩ về công tác tại các huyện khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong đó có 3 bác sĩ trẻ tình nguyện từ tuyến Trung ương, còn lại là các bác sĩ tuyến tỉnh được cử đi đào tạo, đang làm việc tại các bệnh viện đa khoa huyện: Thường Xuân, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Mường Lát với các chuyên khoa: gây mê hồi sức, hồi sức cấp cứu, ngoại, truyền nhiễm, nội, nhi khoa, chẩn đoán hình ảnh, y học cổ truyền, sản phụ khoa.

Trong các bệnh viện huyện được thụ hưởng dự án, Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân có số lượng đông nhất với 4 bác sĩ được tham gia đào tạo theo Dự án 585 thuộc chuyên ngành truyền nhiễm, nội, nhi khoa và chẩn đoán hình ảnh. Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân Nguyễn Thành Thắng, chia sẻ: Là một huyện nghèo, còn gặp khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân do đội ngũ bác sĩ còn thiếu, trang thiết bị y tế hạn chế. Bốn bác sĩ của dự án đã giúp cho Nhân dân địa phương được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm tải ở bệnh viện tuyến trên và tránh lãng phí cho người dân khi phải chuyển lên tuyến trên điều trị. Các bác sĩ sau khi tốt nghiệp quay về công tác đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn được nâng cao, có sự sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn khá tốt, năng nổ, nhiệt tình.

Từ năm 2017 đến nay, Dự án 585 đã bàn giao 25 bác sĩ về công tác tại các huyện khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong đó có 3 bác sĩ trẻ tình nguyện từ tuyến Trung ương, cón lại là các bác sĩ tuyến tỉnh được cử đi đào tạo, đang làm việc tại các bệnh viện đa khoa huyện: Thường Xuân, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Mường Lát với các chuyên khoa: gây mê hồi sức, hồi sức cấp cứu, ngoại, truyền nhiễm, nội, nhi khoa, chẩn đoán hình ảnh, y học cổ truyền, sản phụ khoa. Chương trình đào tạo được thiết kế riêng với tổng thời gian 24 tháng liên tục, trong đó có ít nhất 70% kỹ năng thực hành tay nghề. Qua thời gian thực hiện, Dự án 585 được đánh giá là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Nhân dân ở địa phương còn khó khăn. Qua đó, tạo cơ hội cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn.

Qua thời gian thực hiện, Dự án 585 được đánh giá là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Nhân dân ở địa phương còn khó khăn.

Trong giai đoạn 2022-2025, Thanh Hóa dự kiến sẽ có khoảng 20 bác sĩ trẻ tình nguyện và 60 BSCKI được hỗ trợ đào tạo theo Dự án 585.

Trao đổi với thạc sĩ Đoàn Nam Hưng, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế, được biết: Trong giai đoạn 2022-2025, Thanh Hóa dự kiến sẽ có khoảng 20 bác sĩ trẻ tình nguyện và 60 BSCKI được hỗ trợ đào tạo theo Dự án 585. Tham gia dự án, các bác sĩ trẻ được đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc, 1 thầy 1 trò với nhiều kỹ thuật khó, chuyên sâu, do đó sau khi về đơn vị công tác sẽ đóng góp lớn trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khó khăn của tỉnh nhà.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]