(Baothanhhoa.vn) - Hiện đang là thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh vào sáng sớm và nóng dần lên vào buổi trưa khiến sự chênh lệch về nhiệt độ trong ngày khá lớn. Mặt khác, sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân tăng cao, các chế độ sinh hoạt, luyện tập, ăn uống không được đảm bảo... Đây là những điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi, phát tán... Vì vậy người dân cần chủ động phòng, chống các dịch bệnh khi thời tiết giao mùa, tránh để dịch bệnh có cơ hội lây lan.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh lúc giao mùa

Hiện đang là thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh vào sáng sớm và nóng dần lên vào buổi trưa khiến sự chênh lệch về nhiệt độ trong ngày khá lớn. Mặt khác, sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân tăng cao, các chế độ sinh hoạt, luyện tập, ăn uống không được đảm bảo... Đây là những điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi, phát tán... Vì vậy người dân cần chủ động phòng, chống các dịch bệnh khi thời tiết giao mùa, tránh để dịch bệnh có cơ hội lây lan.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh lúc giao mùaKhám bệnh cho trẻ tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

Những ngày gần đây, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận khám và điều trị cho hàng trăm bệnh nhi mỗi ngày, với các bệnh lý chủ yếu là: viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy, sốt vi rút, viêm màng não, tay - chân - miệng... Nhiều bệnh nhân trước khi vào khám, điều trị tại bệnh viện đã tự ý mua thuốc uống tại gia đình nhưng không khỏi, khi nhập viện đã ở thể nặng, gây khó khăn cho công tác điều trị.

Ghi nhận tại nhiều bệnh viện thời gian gần đây, số người mắc các bệnh lý về hô hấp tăng rất nhiều. Không chỉ gây ra các bệnh hô hấp thông thường, thời tiết giao mùa thường có các loại dịch bệnh truyền nhiễm như sởi, cúm, chân - tay - miệng, thủy đậu, tiêu chảy... Để chủ động ứng phó, ngành y tế phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, trong đó tập trung vào việc giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức phòng bệnh cho người dân; thông qua đội ngũ cán bộ y tế xã, thôn bản và kết hợp tuyên truyền qua hoạt động khám, chữa bệnh; thành lập các đội chống dịch cơ động, sẵn sàng hỗ trợ cho các xã, phường trong việc điều tra và xử lý triệt để ổ dịch khi xảy ra.

Theo bác sĩ CKI Lê Hồng Sơn, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thanh Hóa, một số loại bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa như: cúm mùa, sốt xuất huyết, chân - tay - miệng, sởi, tiêu chảy cấp... thông thường sẽ gây mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm hiệu quả công việc... đối với người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt đối với người có sức khỏe yếu, người có bệnh nền, phụ nữ có thai, người cao tuổi và trẻ em, có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến cơ thể hoặc gây tử vong. Do đó, song song với sự chủ động vào cuộc của ngành y tế trong công tác tuyên truyền, tư vấn và điều trị, người dân cần nêu cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sống, chủ động khám, thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện bệnh. Đồng thời, cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý mỗi ngày. Bữa ăn hàng ngày tuân thủ nguyên tắc đủ bốn nhóm chất, gồm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất, đồng thời uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, ngành y tế cũng khuyến cáo người dân khi đi ngoài trời cần đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, độc hại và tránh các tác nhân gây bệnh; hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang, sử dụng các phương tiện phòng hộ, vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc; vệ sinh tai, mũi, họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý để phòng ngừa những bệnh liên quan đến đường hô hấp.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để có được thể trạng tốt nhất cho cơ thể, mỗi người dân cần thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch bệnh như: thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi; môi trường sống phải thông thoáng, tích cực diệt loăng quăng bọ gậy. Đặc biệt đối với trẻ em phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn hướng dẫn điều trị kịp thời.

Bài và ảnh: Hà Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]