17:44 11/10/2023 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, chiều 11/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ đã có buổi gặp mặt đại diện giới doanh nhân Việt Nam. Chương trình được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố.

Xây dựng đội ngũ doanh nhân vững mạnh, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường và thịnh vượng

Nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, chiều 11/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ đã có buổi gặp mặt đại diện giới doanh nhân Việt Nam. Chương trình được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố.

Xây dựng đội ngũ doanh nhân vững mạnh, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường và thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Lưu Quang tới dự buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh và đại diện các DN cùng tham dự buổi gặp mặt.

Xây dựng đội ngũ doanh nhân vững mạnh, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường và thịnh vượng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng và đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp dự buổi gặp mặt tại điểm cầu

Thanh Hóa.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhắc lại, cách đây 19 năm, vào ngày 20/9/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg, lấy ngày 13/10 hằng năm là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”. Đây cũng là ngày mà vào năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương Việt Nam, nhấn mạnh đến vai trò của giới doanh nhân và mối liên hệ chặt chẽ giữa sự thịnh vượng của DN với sự phát triển của đất nước. Kể từ năm 2004, ngày 13/10 đã trở thành Ngày Tết Doanh nhân, là ngày các doanh nhân cùng tập hợp lại, cùng suy ngẫm, cùng bàn luận về những đóng góp cho nền kinh tế quốc dân thịnh vượng, để thúc đẩy Việt Nam sớm sánh vai các cường quốc năm châu.

Xây dựng đội ngũ doanh nhân vững mạnh, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường và thịnh vượng

Đại diện các sở, ngành tham dự buổi gặp mặt.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2023, toàn quốc có 881.229 DN đang sản xuất, kinh doanh. Trong 9 tháng năm 2023, có 165.240 DN gia nhập và tái gia nhập thị trường. Trong 9 tháng năm nay, tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức bất thường, phức tạp hơn nhiều so với dự báo. Nhưng nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng; sự đồng hành và giám sát có hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Xây dựng đội ngũ doanh nhân vững mạnh, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường và thịnh vượng

Lãnh đạo Hiệp hội DN tỉnh và DN Thanh Hóa dự buổi gặp mặt.

Theo ước tính của Cục thuế, khu vực DN ngoài quốc doanh có tổng doanh thu 6 tháng đạt 11,8 triệu tỷ đồng, tăng 16,17% so với cùng kỳ. Khu vực DN Nhà nước cũng đã cơ bản nỗ lực sản xuất để tổ chức sản xuất, kinh doanh đạt kế hoạch đề ra, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. 6 tháng năm 2023, tổng doanh thu của khối DN Nhà nước đạt 690.000 tỷ đồng. Ước cả năm, tổng doanh thu toàn khu vực DN Nhà nước tăng 4%, lãi phát sinh tăng 7% nộp ngân sách Nhà nước.

Xây dựng đội ngũ doanh nhân vững mạnh, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường và thịnh vượng

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng báo cáo tình hình hoạt động của doanh nhân, doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Điều đặc biệt đáng ghi nhận đó là trong bối cảnh hết sức khó khăn đã xuất hiện nhiều DN tiêu biểu chủ động thích ứng với bối cảnh mới, đổi mới sáng tạo, đón bắt xu hướng, tham gia các ngành kinh tế mới tạo giá trị mới, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Một số tập đoàn, DN lớn đã chủ động chuyển đổi, đầu tư mạnh mẽ vào các ngành công nghiệp mới, trí tuệ cao. Ngoài ra, nhiều DN khu vực tư nhân đã tiên phong đổi mới mô hình kinh doanh theo hướng xanh, tuần hoàn, qua đó đóng góp tích cực vào quá trình hiện thực hóa mục tiêu Net Zero của Chính phủ vào năm 2050.

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tinh thần luôn đồng hành, sát cánh cùng DN, thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát sao các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều chính sách, giải pháp linh hoạt, hiệu quả, thích ứng với tình hình mới.

Xây dựng đội ngũ doanh nhân vững mạnh, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường và thịnh vượng

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công phát biểu tại buổi gặp mặt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với trách nhiệm là cơ quan tham mưu tổng hợp của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất gợi mở một số định hướng và giải pháp nhằm tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN như: nhanh chóng tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý đang cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của DN; tiếp tục hỗ trợ DN giảm gánh nặng chi phí, tăng cường khả năng tiếp cận vốn và các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước; hỗ trợ DN tiếp cận thị trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng trong nước; hỗ trợ người lao động, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ DN chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, hoàn thiện thể chế khuyến khích DN ứng dụng các mô hình kinh doanh bền vững, các ngành công nghiệp mới và phát triển các ngành kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...

Xây dựng đội ngũ doanh nhân vững mạnh, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường và thịnh vượng

Phát biểu tại buổi gặp mặt, các doanh nhân đã bày tỏ niềm vui được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm mời gặp mặt nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam; đồng thời bày tỏ niềm vui được cống hiến, được đóng góp công sức vì sự phát triển của đất nước. Theo các doanh nhân, tuy có khó khăn vất vả nhưng hoạt động của cộng đồng DN đã tạo ra của cải vật chất xã hội, chăm lo gia đình, người lao động, đóng thuế cho Nhà nước, làm nhiều việc tốt cho xã hội.

Nhân dịp này, các doanh nhân cũng trân trọng cảm ơn, ghi nhận nỗ lực của Chính phủ và chính quyền các cấp, đặc biệt là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo các tỉnh, thành đã rất quyết liệt chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, gỡ dần được nhiều nút thắt lớn cho DN trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và những khó khăn vừa qua; đồng thời đã ký kết nhiều hiệp ước tự do thương mại thế hệ mới. Đó là cơ hội cho DN giao thương với các nước, có môi trường tự do sáng tạo phát huy năng lực của DN.

Đặc biệt, giới doanh nhân bày tỏ vui mừng khi trong dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam năm nay, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát huy đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Nghị quyết với những nội dung mới trong quan điểm, định hướng và giải pháp để phát triển, phát huy đội ngũ doanh nhân Việt Nam, được kỳ vọng sẽ mở đầu cho một giai đoạn phát triển mạnh mẽ tiếp theo của các doanh nhân nước ta; góp phần để xây dựng đội ngũ DN Việt Nam lớn mạnh, đủ sức gánh vác nhiệm vụ tiên phong thực hiện mục tiêu và khát vọng đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong xây dựng đất nước, doanh nhân, DN Việt Nam mong muốn và cùng khẳng định rằng sẽ nỗ lực vươn lên, đoàn kết, hợp tác dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn hiện nay cũng như trong tương lai để cùng Nhân dân cả nước hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Phát biểu tại buổi gặp mặt giới doanh nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới cộng đồng DN, doanh nhân; đồng thời bày tỏ mong muốn đội ngũ các hiệp hội, cộng đồng DN, doanh nhân tiếp tục nỗ lực vượt khó khăn để phát triển lớn mạnh, trưởng thành, đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam. Thủ tướng cảm ơn, tri ân đội ngũ doanh nhân luôn đồng hành cùng đất nước với những nỗ lực, đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường và thịnh vượng.

Thủ tướng nhấn mạnh: Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”. Nghị quyết cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu DN với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60-65%.

Xây dựng đội ngũ doanh nhân vững mạnh, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường và thịnh vượng

Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn là điểm tựa và luôn tin tưởng đội ngũ doanh nhân Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ các doanh nhân tiếp tục trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức người kinh doanh. Đồng thời, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành khẩn trương thể chế hóa, xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới; hỗ trợ tối đa cho các DN phát triển.

Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn là điểm tựa và luôn tin tưởng đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cam kết luôn sát cánh, chia sẻ, động viên, tiếp thu tối đa các ý kiến của các tổ chức hiệp hội, cộng đồng DN để xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân hùng mạnh và đoàn kết.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, các cơ quan Nhà nước cần xác định việc tháo gỡ các rào cản, khó khăn, vướng mắc của DN là nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Do đó, cần khơi thông các điểm nghẽn, huy động, giải phóng các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; nêu cao tinh thần đồng hành, chia sẻ, sát cánh cùng cộng đồng DN; thúc đẩy, hỗ trợ hình thành các DN có khả năng dẫn dắt trong một số ngành, lĩnh vực tiềm năng tạo động lực tăng trưởng mới và thực hiện các mục tiêu bền vững.

Thủ tướng đề nghị các Hiệp hội DN phát huy thật hiệu quả vai trò hỗ trợ DN, làm tốt công tác tư vấn, phản biện hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của DN; là cầu nối, tiếng nói của cộng đồng DN nhằm xây dựng một cộng đồng DN đoàn kết, hùng mạnh vì một Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]