(Baothanhhoa.vn) - Hiện đại hóa là nền tảng để xây dựng chính quyền điện tử. Việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính đã tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ và cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Xây dựng nền hành chính minh bạch, hoạt động hiệu quả

Hiện đại hóa là nền tảng để xây dựng chính quyền điện tử. Việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính đã tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ và cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Xây dựng nền hành chính minh bạch, hoạt động hiệu quảHuyện Thọ Xuân ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

Sở Công Thương là đơn vị được đánh giá cao trong công tác cải cách hành chính (CCHC) bởi việc hiện đại hóa hành chính được quan tâm đầu tư đồng bộ. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, sở đã nâng cấp lại toàn bộ hạ tầng công nghệ thông tin và đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn. Hiện nay, 100% cán bộ, công chức đều được cấp tài khoản công vụ và email điện tử, vì vậy việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo sở, việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng chuyên môn của sở và các đơn vị trực thuộc sở đều được thực hiện trên môi trường mạng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm được lượng lớn văn bản bằng giấy. Tỷ lệ văn bản trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử giữa các phòng chuyên môn và các đơn vị đều đạt 100%. Từ năm 2019, cán bộ, công chức cơ quan sở và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc sở đã được cấp chứng thư số để thực hiện ký số văn bản trên hệ thống, giúp giải quyết công việc mọi lúc, mọi nơi không bị gián đoạn.

Để giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, Sở Công Thương đã cung cấp toàn bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để đăng tải trên phần mềm; đồng thời phân công công chức đủ năng lực thực hiện tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC trên phần mềm tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp một cách nhanh chóng, bảo đảm sự hài lòng đối với tổ chức, công dân.

Tại huyện Thọ Xuân, hạ tầng công nghệ thông tin ở các cơ quan, đơn vị từng bước được đầu tư hiện đại, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đến nay, huyện đã duy trì có hiệu quả phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu đến cấp xã như phần mềm bảo trợ xã hội, phần mềm quản lý tài chính ngân sách... 100% các cơ sở dữ liệu được cập nhật, kết nối, chia sẻ và tổ chức sử dụng hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo, điều hành của cấp huyện, cấp xã. Đặc biệt, UBND huyện và các xã, thị trấn đã đẩy mạnh chuyển đổi quản lý theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Hệ thống này giúp các địa phương xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từ lãnh đạo tới từng cán bộ, công chức; phân công rõ ràng trách nhiệm trong quá trình xử lý công việc, tạo điều kiện để cán bộ, công chức phát huy khả năng sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.

Đối với CCHC, hệ thống có quy trình xử lý công khai, quy định rõ trình tự giải quyết, thành phần hồ sơ, thời gian và kết quả xử lý. Toàn bộ danh mục và quy trình giải quyết TTHC được niêm yết và công khai trên trang thông tin điện tử của huyện và xã, góp phần nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công cho người dân. UBND huyện đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2025, tất cả các xã, thị trấn hoàn thành chuyển đổi số, huyện Thọ Xuân đứng thứ 2 cả tỉnh về chuyển đổi số và dẫn đầu các huyện đồng bằng về xây dựng chính quyền số.

Hiện đại hóa là khâu đột phá trong CCHC, xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới nền hành chính minh bạch, hoạt động hiệu quả. Với quyết tâm cao, Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, tạo dấu ấn nổi bật, đưa CCHC trở thành “đòn bẩy” để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay, Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh. Hệ thống truyền hình trực tuyến của tỉnh ngày càng được nhân rộng với 600 điểm cầu (31 điểm cầu tại các ban, sở, ngành và UBND cấp huyện; 10 điểm cầu của khối các cơ quan đảng; 559 điểm cầu UBND cấp xã); 18 phòng họp không giấy tờ đi vào hoạt động góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong các cơ quan Nhà nước, tạo môi trường hội họp hiện đại, nhanh chóng, tiết kiệm, khoa học. Cổng dịch vụ công tỉnh được tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia đã triển khai tích hợp các hệ thống thanh toán trực tuyến (VNPT Pay, PayGov), tạo sự công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC của các cơ quan Nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí, góp phần đẩy mạnh CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phòng, chống tham nhũng.

Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh hiện đang cung cấp 149 dịch vụ công mức độ 3 và 725 dịch vụ công mức độ 4 cho người dân thực hiện. Thanh Hóa cũng đã triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, “Đề án phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022–2030”. Trên cơ sở đó, các nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022 trên địa bàn tỉnh đã được triển khai; nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số tại Thanh Hóa đang trong quá trình tạo lập, cập nhật cơ sở dữ liệu. Việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch về y tế, giáo dục đã được đẩy mạnh, tạo đà phát triển cho kinh tế số, xã hội số và quá trình chuyển đổi số được thuận lợi. Quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu, hình thành các dữ liệu dùng chung, cung cấp dịch vụ công trực tuyến giữa Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh với hệ thống phần mềm “một cửa” được đẩy mạnh, tạo thuận lợi cho người dùng và tăng cường chuyển đổi hình thức từ thực hiện trực tiếp sang trực tuyến.

Việc chú trọng đổi mới CCHC, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ đang là hướng đi đúng để xây dựng môi trường giao tiếp giữa chính quyền với Nhân dân một cách văn minh, hiện đại, tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính Nhà nước, góp phần xây dựng Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Bài và ảnh: Thu Vui



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]